Ông Andrew nói: “Tương tác xã hội thực sự mở rộng kết nối của chúng ta với những người khác như bạn bè, gia đình, hàng xóm thậm chí cả với những người bán hàng. Đây chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt trong dài hạn của những người lớn tuổi. Điều quan trọng chúng tôi phát hiện ra là “cảm giác cô đơn” chỉ là chủ quan và không quan trọng bằng sự cách ly thực tế. Có khá nhiều người cảm thấy hạnh phúc khi dành nhiều thời gian cho cá nhân. Họ mới là đối tượng được nhìn nhận là cô lập”.
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) đã công bố số lượng các mối quan hệ mà 6.500 người ở độ tuổi trên 50 và câu trả lời của họ về cảm giác cô đơn trong 7 năm nghiên cứu. Trong đó, nguy cơ tử vong cho cá nhân xã hội bị cô lập trong quá trình nghiên cứu tăng hơn 1/4 so với những người có tương tác thường xuyên, tương đương 61% nguy cơ tử vong do bệnh tật trong vòng 3 năm kể từ ngày chẩn đoán.
Các nhà khoa học cũng đưa ra bằng chứng về việc những người mắc bệnh ung thư vú cải thiện được tình trạng bệnh nếu họ thường xuyên có mối quan hệ gần gũi với người xung quanh và tham gia các hoạt động thực tế như các lớp nấu ăn hay sinh hoạt tại các câu lạc bộ sức khỏe. Vì vậy, muốn kéo dài tuổi thọ, người cao tuổi nên tăng cường các hoạt động tập thể và thường xuyên giữ mối quan hệ với con cái nếu những người này không ở cùng họ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!