Người phụ nữ sống nhờ bằng thận của người khác: Cảnh tỉnh nguyên nhân hư thận ít ngờ tới

Cần biết - 11/24/2024

'Trong cơ thể tôi đang mang một quả thận của người khác. Nhờ quả thận đó mà tôi được sống tái sinh thêm một lần nữa', chị Hậu tâm sự.

Người phụ nữ sống nhờ bằng thận của người khác: Cảnh tỉnh nguyên nhân hư thận ít ngờ tới

LTS: Suy thận mãn tính hiện nay ngày càng tăng và đang có xu hướng trẻ hóa do lối ăn uống thiếu kiểm soát, thói quen ít vận động, stress… Sự chủ quan không có ý thức bảo vệ hai quả thận, đã khiến cho rất nhiều người phải trả giá đắt.

Để giúp cho mọi người cảnh giác hơn với căn bệnh suy thận mãn tính, chúng tôi xin gửi tới quý độc giả tuyến bài: Đừng phá hỏng thận bằng sự chủ quan!

Hãy lắng nghe cơ thể để phát hiện bệnh sớm

Đã từng sống trong vũng lầy của sự tuyệt vọng do bị suy thận mãn tính chị Trần Thị Hậu (sinh 1968, Chi Lăng, Lạng Sơn) đã nghĩ tới cái chết. Chị Hậu đã luôn hối hận do không lắng nghe cơ thể, chủ quan với sức khỏe khi đi khám chị đã bị suy thận mãn giai đoạn 3.

Theo chị Hậu dấu hiệu hư hỏng thận của chị đã xuất hiện từ năm 2001 khi sinh xong đứa con thứ 2. Nhưng đến năm 2007, chị Hậu mới biết mình mắc bệnh.

Chị Hậu tâm sự: 'Năm 2001, tôi sinh xong cháu thứ 2, tôi bị đi tiểu đêm nhiều. Trung bình một đêm tôi thức dậy đi tiểu tới 5-6 lần/đêm. Lúc đó, tôi cũng lo lắng và có đi hỏi các người lớn tuổi. Mọi người đều nói điều đó rất bình thường,tôi chủ quan đã không đi khám'.

Người phụ nữ sống nhờ bằng thận của người khác: Cảnh tỉnh nguyên nhân hư thận ít ngờ tới

Chị Hậu mặc áo dài hồng, ảnh NVCC.

Sau đó, chị Hậu bị cuốn vào công việc của đơn vị, cộng thêm nuôi con nhỏ nên đã không hề chú ý tới sức khoẻ. Đến năm 2017, đơn vị chị Hậu có buổi lao động chung, đổ bê tông đường. Chị Hậu cúi trộn xi măng thì cảm thấy đau ngực.

'Ngực tôi đau nhói, người khụy xuống không đứng dậy được. Tôi tưởng bị đau dây thần kinh liên sườn. Tôi xin nghỉ và xuống bệnh viện 103 khám, bác sĩ kết luận bị suy thận độ 3.

Lúc đó, tôi vẫn hồn nhiên lắm vì thấy mình vẫn khỏe và không biết suy thận sẽ ra sao. Tôi vẫn gọi điện về báo cho đơn vị nói bị suy thận thôi không sao.

Chỉ khi bác sĩ dẫn tôi xuống phòng chạy thận và nói chỉ 1-2 năm sau tôi sẽ phải ôm máy như những bệnh nhân trong phòng. Khi đó tôi mới thấy sợ và lo lắng',chị Hậu nói.

Không chấp nhận phải ôm máy chạy thận cho tới cuối cuộc đời chị Hậu đã đi khắp nơi tìm thuốc nam, thuốc bắc để uống. Có thể chính vì điều này đã khiến cho thận hỏng nhanh hơn.

Từ một người khỏe mạnh, chị Hậu đã chỉ nằm một chỗ mệt mỏi, người phù. Chị xác định tinh thần nằm ở nhà chờ chết. Đồng đội, bạn bè, người thân tới thăm khuyên chị đi điều trị, chị không nói gì chỉ quay mặt vào trong tường.

Người phụ nữ sống nhờ bằng thận của người khác: Cảnh tỉnh nguyên nhân hư thận ít ngờ tới

Chị Hậu và bà Ngần người hiến thận con trai, ảnh VNCC.

Chị Hậu chia sẻ: 'Thời điểm tôi mắc bệnh đang khỏe mạnh bỗng nhiên lại như vậy khiến cho cả cơ quan lo lắng. Tất cả cơ quan đã đi khám và xét nghiệm chức năng thận.

Khuyên tôi không được, thấy tôi mệt quá đã bế tôi lên xe đưa đi bệnh viện. Tôi nghe người nhà tôi kể lại, nếu tôi xuống bệnh viện chậm 1 ngày chắc chắn sẽ chết. Do độc tố đã lên tới não tôi đã rơi vào hôn mê, bị ảnh hưởng tới thần kinh'.

Cách giữ gìn quả thận tốt nhất là đi khám thật sớm

Sau gần 50 ngày sống trong tình trạng hôn mê, chị Hậu đã tỉnh dậy thấy kim, dây truyền cắm đầy tay, chị vẫn tiếp tục phản kháng không chấp nhận sống phụ thuộc vào máy.

Chị Hậu nói: 'Tôi giật bung kim, dây truyền khỏi tay và nói với bác sĩ sống mà phụ thuộc vào máy thì sống làm gì. Tôi muốn ngồi dậy để đi về, nhưng cứ ngồi dậy người lại đổ xuống. Bởi vì, tôi đã nằm hôn mê quá lâu rất khó cử động.

Tôi còn nhớ bên cạnh giường tôi có một bác thương binh chạy thận bị liệt người. Bác đã nói với tôi một câu làm tôi nhớ mãi: 'Mày ngu lắm, tao liệt còn muốn ôm máy để sống. Mày còn trẻ vậy mà lại muốn chết'.Tôi đã chợt tỉnh sau câu nói đó, tôi bắt đầu tập ngồi, tập đi và chấp nhận lọc máu chu kỳ'.

2 năm đầu chị Hậu chạy thận tại bệnh viện 103, đến năm 2010 chị đã sang bệnh viện 108 để thực hiện phương pháp lọc màng bụng tại nhà. Đến năm 2016, chị Hậu may mắn được anh Vàng (con trai bà Cấn Thị Ngần) không may gặp tai nạn chết não hiến thận và ghép thận thành công

'Nhờ quả thận của em Vàng mà tôi được hồi sinh thêm một lần nữa. Cuộc sống của tôi đã nhẹ nhàng đi rất nhiều. Tôi không phải phụ thuộc vào máy, dịch lọc. Giờ tôi có thể đi chơi thoải mái, không phải lo lắng về lọc máu', chị Hậu xúc động chia sẻ.

Trải qua 8 năm lọc máu chu kỳ và được hồi sinh nhờ quả thận của người khác, chị Hậu nhận ra mình đã mắc quá nhiều sai lầm dẫn tới hỏng thận: 'Tôi đã đốt sức khỏe của mình bằng sự chủ quan, không có người tư vấn, ăn uống không đủ dinh dưỡng…

Tôi mong muốn không còn ai phải bị trả giá và hối hận như mình. Khi có sự bất thường của sức khỏe cần đi khám bệnh ngay lập tức. Trường hợp của tôi nếu phát hiện suy thận sớm ở độ 1 hoặc 2 có thể duy trì kéo dài mà chưa phải cần phải lọc máu chu kỳ'.

Từ kinh nghiệm của bản thân chị Hậu đưa ra lời cảnh tỉnh với mọi người.

Nếu còn khỏe phải quan tâm tới chế độ ăn uống, ăn thực phẩm sạch, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn cân đối đủ chất, hạn chế uống rượu –bia…

Khi có những biểu hiện bất thường của cơ thể mệt mỏi, đái buốt, đái dắt cần đi khám ngay.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!