Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu ở trẻ em

Kiến Thức Y Học - 01/19/2025

Nhức đầu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Có đến 75% trẻ em trong lứa tuổi học sinh đã và đang mắc chứng bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh nhức đầu ở trẻ em.

Nhức đầu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Có đến 75% trẻ em trong lứa tuổi học sinh đã và đang mắc chứng bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh nhức đầu ở trẻ em.

Bệnh nhức đầu ở trẻ em

Nhức đầu không phải là chứng bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, mà ngay cả trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cũng có thể thường xuyên mắc phải. Trẻ em có thể phát triển chứng đau nhức nửa đầu, nhức đầu mãn tính hàng ngày hoặc căng thẳng liên quan đến nhức đầu. Bệnh nhức đầu ở trẻ em có thể có triệu chứng khác nhau, tùy vào việc các bé bị ảnh hưởng ra sao từ môi trường sống, chế độ ăn uống hay việc học tập.

Một số trường hợp, đau đầu ở trẻ là do nhiễm trùng, do bị căng thẳng, lo âu quá nhiều hay do các chấn thương nhẹ ở vùng đầu. Đau nhức đầu thường xuyên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cuộc sống hàng ngày của các bé.

Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu ở trẻ em

Trẻ bị đau đầu? Có thể do trẻ bị ngã hoặc do va đập.

Giống như người lớn, trẻ em bị nhức đầu cũng xuất hiện nhiều triệu chứng để cha mẹ nhận biết. Tuy nhiên, triệu chứng nhức đầu ở trẻ em và người lớn có thể khác nhau. Ví dụ, chứng đau nửa đầu xảy ra ở người lớn hầu như luôn luôn chỉ ảnh hưởng đến 1 bên đầu, trong khi chứng đau nửa đầu ở trẻ em thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Ngoài ra, đau nửa đầu ở trẻ em thường không kéo dài như người lớn.

Các chuyên gia về thần kinh chỉ ra rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhức đầu. Một đứa trẻ còn quá bé để nói với, có thể khóc và giữ mình để chỉ ra đau đầu nặng. Nhức đầu ở trẻ em có thể kéo dài một giờ hoặc nhiều hơn. Vậy nên, cha mẹ rất cần chú ý đến biểu hiện bên ngoài của trẻ để có cách điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nhức đầu ở trẻ em cũng do những nguyên nhân giống bệnh nhức đầu ở người lớn như: căng thẳng, áp lực, đau nửa đầu, do thời tiết... Trong đó có một số nguyên nhân đặc trưng mà cha mẹ nên biết:

Trẻ em nhức đầu do viêm màng hoặc nhiễm trùng não. Với trẻ em, nó là biểu hiện của căn bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng tai, viêm xoang... hoặc có thể nguy hiểm hơn là các căn bệnh viêm não, viêm màng não. Thực tế, viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm đến hệ thần kinh và sức khỏe của trẻ em. Đây là chứng bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào não qua đường máu. Nếu không được phát hiện bệnh sẽ khiến các bé tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu ở trẻ em

Trẻ em đau đầu do chấn thương, va chạm. Ở lứa tuổi này, các bé thường hiếu động, nghịch ngợm dẫn đến không ít lần bị va đập, chấn thương nhẹ. Và đây chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng nhức đầu ở trẻ. Mặc dù các chấn thương này là khá nhỏ nhưng nó có thể kiến các bé phải khổ sở với những cơn đau triền miên. Bởi vậy, khi thấy các vết sưng tím ở phần đầu trẻ do bị ngã, va chạm vào đầu đó, cha mẹ nên đưa con mình đến bệnh viện để kiểm tra để tránh trường hợp tụ máu bên trong rất nguy hiểm cho tính mạng các bé.

Ngoài ra, các bạn nhỏ cũng có thể bị nhức đầu do căng thẳng, stress. Các vấn đề gia đình như cha mẹ cãi nhau hay áp lực học tập do cha mẹ đặt ra nhiều khi khiến các bé rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn. Các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo lắng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhức đầu. Nhiều bé có thể bị trầm cảm, sống tách biệt với mọi người. Vì thế cha mẹ nên tạo cho bé môi trường sống hòa hợp, nhẹ nhàng, thường xuyên có biện pháp điều chỉnh tâm lý, các hoạt động ngoại khóa giúp các bé thư giãn đầu óc.

Bệnh nhức đầu ở trẻ em có thể được điều trị nếu cha mẹ biết quan tâm, chăm sóc con cái đúng cách.

Các loại đau đầu thường gặp ở trẻ em

- Đau đầu cấp tính: Đau đầu cấp tính thường xuất phát từ các bệnh cấp tính như viêm nhiễm vi sinh vật hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng như: viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh về não như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Triệu chứng thường gặp nhất là sốt cao và đau đầu. Tùy theo tính chất và bản chất của từng loại bệnh nhiễm trùng mà còn nhiều triệu chứng kèm theo như bệnh u não, viêm màng não, bên cạnh đó ngoài triệu chứng đau đầu có thể có buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, bị mờ mắt hoặc liệt...

- Đau đầu tái phát: Loại đau đầu có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là hội chứng Migraine. Hội chứng Migraine ở trẻ có triệu chứng đau nửa đầu nhiều cơn trong 1-2 ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra có khi chỉ đau âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do tăng huyết áp, rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu ở trẻ em

Những điều cha mẹ cần lưu ý

Khi trẻ có biểu hiện bất thường như: Đau đầu dữ dội, dai dẳng, đau đầu kèm theo buồn nôn, sốt cao, đau đầu kem đau khối cơ vùng gáy, đau đầu đi cùng với giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Khi trẻ kêu đau đầu, các bậc cha mẹ cần quan tâm và theo dõi các biểu hiện kèm theo. Cặp nhiệt độ cho trẻ xem trẻ nếu trẻ có biểu hiện sốt, hỏi trẻ xem có đau ở đâu không: đau vùng họng, đau răng, đau tai... Bên cạnh đó xem trẻ có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc màu da của trẻ có bị thay đổi không (xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn...).

Ngoài ra, phụ huynh cũng cần hỏi theo dõi xem trẻ có buồn nôn và có nôn lần nào không, hỏi trẻ khi ngồi học trên lớp nhìn có rõ không, có thấy mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn lên bảng không. Khi đã nắm bắt được các thông tin nghi có liên quan đến chứng đau đầu của trẻ, nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Nên đến bệnh viện để khám và chẩn đoán bệnh chi tiết, chứ không nên vội quy chụp cho đau đầu do “thời tiết” hay do chấn thương khi ngã

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!