Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục 2

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Nôn trớ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua tình trạng này. Thực chất, đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ và xử lý có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé. Vậy nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục như thế nào là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mọi vấn đề thắc mắc sẽ được Lily & WeCare giải đáp bằng bài viết dưới đây.

Nôn trớ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua tình trạng này. Thực chất, đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ và xử lý có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé. Vậy nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục như thế nào là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mọi vấn đề thắc mắc sẽ được Lily & WeCare giải đáp bằng bài viết dưới đây.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra khi trẻ ăn hoặc bú no, sau mỗi lần rướn người hay chỉ là thay đổi tư thế đột ngột. Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ, hậu quả là làm cho thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.

Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
                    
                    
                        
                        2

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ dù chỉ chịu một số tác động nhẹ như thay đổi tư thế hay rướn người.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên nhiều người không biết nguyên nhân nào khiến trẻ bị nôn trớ. Dưới đây, Lily & WeCaresẽ lần lượt chỉ ra các nguyên nhân để mọi người được biết.

Thức ăn quá nhiều

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ hay bị nôn trớ đó chính là do thói quen ăn uống hằng ngày. Khi trẻ bú mẹ, phản xạ nuốt sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên do khoang miệng của trẻ sơ sinh nhỏ, mà lượng sữa của mẹ lại quá nhiều sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Bởi vậy, phản ứng của cơ thể sẽ là nôn ra những gì trẻ vừa ăn được.

Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ không lớn và chưa phát triển hoàn thiện, nên khi trẻ ăn quá nhiều, hoặc nằm ngửa khi ăn cũng có thể gây nôn trớ. Đối với những trẻ nhỏ đang bú bình, lỗ trên núm vú quá nhỏ khiến trẻ phải dùng nhiều lực để hút cũng sẽ gây nôn trớ.

Nôn sinh lý

Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, do vậy nếu ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng cũng xảy ra hiện tượng nôn trớ.

Nhân tố truyền nhiễm

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng đường ruột. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như viêm rốn, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu... đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ có phản xạ nôn trớ.

Phản ứng thuốc

Trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh với những loại thuốc có vị đắng, chính vì thế hiện tượng ói mửa ở trẻ khi uống thuốc xảy ra khá phổ biến.

Trẻ bị táo bón

Bị táo bón là tình trạng trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và biểu hiện là nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này.

Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
                    
                    
                        
                        2

Cách khắc phục hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Chế độ bú

Các mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không nên cho bé bú lâu và no quá.

Tư thế lúc bú

Các mẹ điều chỉnh sao cho trẻ bú bên vú trái trước, sau đó mới đến vú phải. Và điều cần lưu ý nữa là: Không để trẻ khóc trong khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày và gây ra nôn trớ.

Khi trẻ bú bình, cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, các mẹ nên bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm vì dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
                    
                    
                        
                        2

Dùng thuốc

Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có hiệu quả. Các thuốc có thể sử dụng để giúp trẻ chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan hay bethanecol...

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh vì đây là hiện tượng khá phổ biến nên không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên xem thường hoặc chủ quan bởi nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Do vậy, khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào dù là nhỏ nhất ở trẻ sơ sinh các ông bố, bà mẹ đều phải chú ý, theo dõi, hoặc cho trẻ đi khám ngay để con của mình luôn phát triển tốt ở hiện tại tạo nền tảng tốt cho tương lai.

>>> Xem thêm: Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ nôn trớ sau khi bú?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!