Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất nhạy cảm và nó ngày càng trở nên phổ biến hơn do tỉ lệ người mắc ngày càng cao và độ nguy hiểm lớn nên chúng ta không còn xa lạ nữa.
Không chỉ những người có thói quen thường xuyên uống rượu, những người duy trì thói uống trà ngay sau bữa ăn cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Sự hình thành của gan nhiễm mỡ có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Do đó, phòng ngừa gan nhiễm mỡ nên chú ý phát triển những thói quen tốt.
Nguyên nhân hình thành bệnh gan nhiễm mỡ
Điều quan trọng nhất mà các chuyên gia khuyến cáo đến bạn chính là kiểm soát việc uống rượu.
Sau khi chúng ta uống rượu vào cơ thể, có tới 90 – 95% lượng rượu đó phải chuyển đến gan nhờ gan xử lý. Khi gan phải chuyển hóa rượu, thường mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể chịu trách nhiệm trao đổi chất khoảng 60-200 mg cồn mỗi giờ, nó đòi hỏi cơ thể sau 3-10 giờ mới có thể loại bỏ tất cả các thành phần chứa trong rượu.
Việc tiêu thụ rượu thường xuyên sẽ dẫn đến tạo gánh nặng cho gan quá nặng nề, thậm chí, nếu uống quá giới hạn sẽ gây hại cho sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là gan, và do đó không chỉ nên kiềm chế việc uống rượu, nếu phải uống rượu thì nên nhớ uống ít hơn, đồng thời nên làm loãng uống trước khi uống.
Lượng rượu tiêu thụ (bao nhiêu và tần suất) thường sẽ xác định nguy cơ và mức độ tổn thương gan.
Phụ nữ dễ bị tổn thương gan do rượu nhiều hơn nam giới. Trong nhóm những người phụ nữ liên tục uống rượu trong nhiều năm, nếu uống khoảng 50g rượu mỗi ngày trở lên, đều có thể làm cho gan bị tổn thương nghiêm trọng.
Trong khi ở nam giới, nếu uống rượu liên tục thường xuyên trong nhiều năm, chỉ cần uống mỗi ngày 20g rượu nguyên chất (tương đương 560 gram rượu vang, 1120 gram bia hoặc 168 gram rượu whisky) có thể gây tổn thương gan ở mức độ nhất định.
Mặc dù vậy, lượng rượu có thể dẫn đến việc làm tổn thương gan vẫn phải được xem xét thêm dựa trên sự khác biệt của từng cá nhân.
Cũng lưu ý rằng, có một điều mà nhiều người chưa để ý, đó là có nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi uống rượu để giải độc, giảm hàm lượng chất béo sau mỗi bữa ăn. Trên thực tế, duy trì một chế độ ăn uống như vậy không phải là điềucó lợi cho người muốn hồi phục bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn có nhiều món ăn liên quan đến vị cay (hay ăn ớt) thì nên hạn chế việc uống trà ngay sau khi ăn. Các axit tannic trong trà sau khi uống vào sẽ nhanh chóng kết hợp với chất protein trong các món ăn mà bạn vừa ăn để tạo thành protein axit ngưng tụ.
Nếu trong chế độ ăn hàng ngày của bạn có nhiều món ăn liên quan đến vị cay (hay ăn ớt) thì nên hạn chế việc uống trà ngay sau khi ăn. Các axit tannic trong trà sau khi uống vào sẽ nhanh chóng kết hợp với chất protein trong các món ăn mà bạn vừa ăn để tạo thành protein axit ngưng tụ.
Loại protein này có thể dẫn đến nhu động ruột của cơ thể hoạt động giảm, từ đó dẫn đến táo bón, tăng độc cho gan, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, lời khuyên dành cho bạn là nên tự tay làm bữa ăn cho mình, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là để kiểm soát lượng bữa ăn tối tương đương khoảng 30 tổng số lượng thực ăn cần ăn trong ngày là phù hợp.
Dinh dưỡng nên được cân bằng, sắp xếp thứ tự ăn uống và chủng loại thực phẩm phải đa dạng, các loại ngũ cốc thô sẽ là lựa chọn tốt.
Nên ăn nhiều rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ đậu nành, thường xuyên ăn đủ lượng cá, thịt gia cầm, trứng, thịt nạc, ăn ít chất béo và mỡ động vật.
Để phòng ngừa chứng gan nhiễm mỡ xuất hiện trở lại hoặc mắc mới, bạn nên chú ý ăn uống đều đặn, hoạt động thể chất phải cân bằng, duy trì thời gian đại tiện đúng giờ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp; tiếp tục thực hiện các bài tập thể dục thích hợp, giảm hàm lượng chất béo, cải thiện chức năng gan.
Nếu bạn đang bị lipid máu, lượng đường trong máu cao, thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc để kiểm soát cholesterol cao, bệnh tiểu đường.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!