Nguyên nhân nào khiến cha mẹ khó sinh con thứ hai? 2

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/03/2024

Hiện nay, khó có con là nỗi lo của khá nhiều cặp vợ chồng cả những cặp vợ chồng hiếm muộn và những gia đình đã có 1 con cũng vậy. Bởi vì một số nguyên nhân nào đó khiến họ khó có con thứ hai. Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Hiện nay, khó có con là nỗi lo của khá nhiều cặp vợ chồng cả những cặp vợ chồng hiếm muộn và những gia đình đã có 1 con cũng vậy. Bởi vì một số nguyên nhân nào đó khiến họ khó có con thứ hai. Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Tuổi càng cao càng khó sinh con thứ hai

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các cặp vợ chồngkhó sinh con thứ 2hay bị vô sinh thứ cấp.

Ngày nay khá nhiều cặp vợ chồng quyết định sinh con thứ hai khi tuổi đã lớn. Trong khi đó khả năng sinh sản cao nhất của người phụ nữ là từ 15 - 30 tuổi. Sau tuổi 30 chức năng sinh sản sẽ giảm dần. Người phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng cũng giảm theo và khả năng thụ tinh của trứng cũng giảm đi rất nhiều. Rất nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ 25% phụ nữ ở tuổi 36 trở lên có thể mang thai.

Còn ở những người đàn ông, tuổi ngày càng cao cũng đồng nghĩa với chất lượng tinh trùng ngày càng sụt giảm.

Nguyên nhân nào khiến cha mẹ khó sinh con thứ hai?
                    
                    
                        
                        2

Người phụ nữ dễ bị viêm nhiễm

Phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng rất dễ gặp các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh viêm nhiễm này lại rất dễ mắc phải và là nguy cơ khiến các cặp vợ chồng khó sinh con thứ hai.

Một số những bệnh viêm nhiễm phụ khoa “gái một con” thường gặp là:

- Viêm tắc vòi trứng cản trở quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, khiến trứng không được thụ tinh.

- Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh nếu không được chữa kịp thời sẽ bịt kín vòi trứng, ngăn cản quá trình thụ thai hoặc gây nên hiện tượng thai ngoài tử cung.

- Viêm âm đạo là những triệu chứng viêm nhiễm rất nhẹ và thường xuyên gặp ở các chị em. Tuy nhiên lâu ngày cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và gây khó có con thứ hai.

Phụ nữ sau khi sinh con đầu thường dễ mắc phải các bệnh lý trên, đầu tiên là do các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ đã tạo ra những hormone giúp bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ lại làm quen với việc tiết sữa và sau khi con lớn là cai sữa. Trong thời gian này các nội tiết tố trong cơ thể liên tục được thay đổi và cũng đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để cho các bệnh viêm nhiễm phát triển.

Thứ hai do quá trình sinh con và nuôi con vất vả. Sinh con đầu lòng người mẹ phải làm quen với việc chăm sóc em bé và sau đó là nuôi dạy con. Và tất nhiên, vì chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con, người phụ nữ sẽ gặp phải một số áp lực trong cuộc sống khi đảm nhiệm thêm trọng trách nuôi con. Những việc này khiến cơ thể của mẹ bị mất cân bằng và cũng dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn tới khó sinh con thứ hai.

Nguyên nhân nào khiến cha mẹ khó sinh con thứ hai?
                    
                    
                        
                        2

Những bệnh lý mà bạn không ngờ tới

Khi chuẩn bị sinh con thứ hai, không chỉ người vợ có hormone trong cơ thể thay đổi rất nhiều so với lần đầu tiên mà chất lượng và số lượng tinh trùng ở người chồng cũng thay đổi rất nhiều.

Sự suy giảm khả năng sinh sản của vợ hay chồng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý mới phát hiện được như chứng tăng huyết áp, tiểu đường hay do sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn.

Mặc dù vợ chồng bạn hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn khó có con thứ hai. Vì sao vậy? Có thể do sự bất đồng giữa cơ thể người vợ và người chồng. Bởi vì sau khi sinh con cơ thể người vợ thay đổi, môi trường âm đạo của người phụ nữ không còn thích hợp để tinh trùng sinh sống và di chuyển tới gặp trứng, khiến tỷ lệ thụ thai giảm sút khá nhiều.

Một sự bất đồng khác giữa vợ và chồng chính là do nhóm máu Rh của bố mẹ không hợp nhau. Trường hợp này xảy ra khi nhóm máu của mẹ là Rh(-) và của bố là Rh(+). Bởi thai nhi sẽ có nhóm máu Rh(+) giống bố. Khi người mẹ sinh con lần đầu tiên, một lượng hồng cầu Rh(+) trong máu con đã được truyền sang máu mẹ, cơ thể người mẹ ngay lúc này đã sinh ra kháng Rh(+) trong máu mẹ. Khi mang thai lần hai, thai nhi mang nhóm máu Rh(+) sẽ bị cơ thể người mẹ từ chối, khiến khả năng khó có con thứ hai cao hơn.

Ngoài ra tâm lý cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc có con lần thứ hai. Ví dụ như con đầu của bạn là một bé gái, mong muốn sinh con trai đã tạo thành một áp lực khi chuẩn bị có con lần này. Việc tinh thần không thoải mái khiến quan hệ vợ chồng gặp trở ngại, từ đó dẫn đến khả năng thụ thai giảm sút.

Một vấn đề tâm lý khác mà những cặp vợ chồng khó có con thứ hai thường gặp phải là không tin vào việc mình có thể bị vô sinh. Tuy đã cố gắng suốt nhiều tháng, thậm chí vài năm nhưng vẫn không thể có con thứ hai. Thế nhưng vợ chồng bạn vẫn không đi khám vì đã có con rồi, bạn tin rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh. Chính việc này khiến tỷ lệ khó có con thứ hai tăng cao hơn.

Qua bài viết bạn có thể nhận thấy những nguyên nhân khó có con thứ hai thực ra cũng rất đơn giản. Để giải quyết vấn đề này vợ chồng bạn chỉ cần giữ cho tinh thần thoải mái, cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, để phòng tránh những bệnh phụ khoa thông thường các chị em nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh để hỗ trợ vệ sinh vùng kín. Nếu vợ chồng bạn đã cố gắng có con từ 6 tháng trở lên nhưng không có kết quả hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề của mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!