“Chào bác sĩ! Em 30 tuổi, có một con bé 3 tuổi. Sau đó liên tiếp 2 lần bị thai lưu. Lần đầu tiên bị thai lưu 8 tuần không thấy tim thai còn lần 2 vào lúc 6-8 tuần có tim thai tuy nhiên đến 8-9 tuần thì không còn tim thai nữa. Em hút thai ngày 26/6, làm xét nghiệm bác sĩ cho rằng không tìm ra nguyên nhân và yêu cầu vợ chồng em làm thêm xét nghiệm Karyotype. Theo bác sĩ có một bé rồi liệu có cần làm xét nghiệm kiểm tra không và trên thực tế có những nguyên nhân sảy thainào? em cảm ơn” - Câu hỏi của chị Thu Hòa gửi đến chuyên mục hỏi đáp của Lily & WeCare.
Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai đối với phụ nữ, thậm chí khi đứa bé trong bụng đã được nhiều tuần khiến chị em phụ nữ rất muốn tìm hiểu nguyên nhân. Vì thế, ở bài viết này Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc của chị Hòa và một số chị em khác về việc có nên tìm hiểu nguyên nhân sảy thai không?
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, cứ khoảng 5 thai phụ thì có 1 người bị sảy thai. Thời gian xảy ra sảy thai ở thai phụ nằm trong vòng 3 tháng đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai và việc tìm hiểu để biết trước được nguyên nhân thì thai phụ có thể phòng tránh nhằm hạn chế rủi ro cao nhất.
Cứ 5 thai phụ thì lại có 1 người bị sảy thai và thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Sảy thai liên tiếp là gì?
Theo các bác sĩ, sẩy thai liên tiếp là sẩy thai liên tiếp 3 lần trở lên. Tuy nhiên trên thực tế,có nhiều người vẫn chấp nhận việc sảy thai liên tiếp được tính từ lần thứ 2 trở lên.
Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có nhiều:
- Không tìm thấy nguyên nhân (50%).
- Do bất thường đường sinh dục (10-15%).
- Do yếu tố nội tiết (10-15%).
- Do di truyền (5-10%).
- Do bệnh tự miễn (5-10%),.
- Do nhiễm trùng (5%).
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy – PGĐ Bệnh viên Từ Dũ, sảy thai trong giai đoạn 3 tháng đầu do một số nguyên nhân sau:
- Thai phụ có thể mắc một số bệnh lý như: trong giai đoạn 3 tháng đầu thai phụ có thể mắc một số bệnh nội khoa ( tim, phổi,..) hoặc nhiễm vi rút cúm, thương hàn, thậm chí là sốt rét hoặc rubella... cũng là một nguyên nhân sảy thai khá cao ở phụ nữ.
- Thai phụ mắc những bệnh như u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn, u nang buồng trứng,..
- Thai phụ có tiền sử bị sảy thai hoặc bị thiếu máu cũng dễ bị sảy thai lại so với thai phụ bình thường.
- Môi trường ô nhiễm.
- Thói quen hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động, uống rượu cũng là nguyên nhân có hại cho thai nhi. Vì trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn loại hóa chất như chì, benzene và cadmium.
- Tai nạn, mang vác nặng, vận động mạnh, leo cầu thang nhiều, đi xa...cũng có thể là nguyên nhân sảy thai ở mẹ bầu.
- Căng thẳng quá mức, xúc động mạnh cũng là những nguy cơ dẫn đến sảy thai. - Do trứng và tinh trùng không tốt, hoặc đôi khi do hai cặp nhiễm sắc thể ở trứng và tinh trùng không sắp xếp đúng khi thụ thai cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai.
- Do hiện tượng sảy thai liên tiếp ( 3 lần trở lên ) có thể do bất đồng nhóm máu mẹ con, do các dị tật dị dạng, do rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi... Và cũng có thể do suy hoàng thể thai kỳ sớm...>>> Xem thêm: Tìm hiểu về hiện tượng sảy thai liên tiếp
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Cách phòng tránh sảy thai có thể áp dụng
- Khám sức khỏe tổng quát trước khi có thai.
- Trước khi mang thai 3 tháng nên tiêm phòng ngừa cúm, sởi, rubella.
- Trong quá trình mang thai phải theo dõi định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để biết được kịp thời sự phát triển của bé và những nguy cơ có thể mắc phải.
- Khi có thai, mẹ nên tránh lao động nặng, tiếp xúc với các chất độc hại và hạn chế lo lắng, stress...
- Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng, cần tránh những chấn thương, va chạm mạnh vì đây cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai.
- Mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai.
- Cần tránh môi trường có khói thuốc lá và không hút thuốc lá, không uống rượu cũng như sử dụng các chất kích thích.
- Khi thấy những triệu chứng bất thường như: nghén nhiều, đau bụng, ra huyết... trong khi mang thai mẹ phải đến cơ sở y tế ngay.
- Trong trường hợp sảy thai do suy hoàng thể thai kỳ sớm, thiếu acid folic mẹ có thể uống thuốc dự phòng khi bắt đầu mang thai hoặc trước khi có thai 3 -6 tháng.
Như thế, có rất nhiều nguyên nhân sảy thai mẹ cần biết để có thể hạn chế đến mức tối đa điều rủi ro không ai mong muốn. Lily & WeCare hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp chị Hòa cũng như những bà mẹ đang mang thai và có ý định mang thai, chúc các mẹ luôn khỏe.>>> Xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa sảy thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!