Mụn cóc ở chân là tình trạng bàn chân hay lòng bàn chân xuất hiện những mụn nhỏ, sần lên thành từng cục giống như vết chai chân. Bệnh gây ra những bất tiện cho người bệnh trong việc đi lại, vận động. Việc nhận biết mụn cóc cũng như cách điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh gặp phải tình trạng lây lan nhanh của mụn cóc và vận động thoải mái hơn.
Nhận biết mụn cóc ở chân
Mụn cóc là bệnh có thể mọc ở bất cứ đâu trên da nhất là mặt, tay và chân. Trong đó mụn cóc ở chân thường khó nhận biết hơn bởi có nhiều người lầm tưởng đó là vết chai chân. Việc sớm nhận biết dấu hiệu của mụn cóc sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Bàn chân, kẽ chân và lòng bàn chân xuất hiện những mụn nhỏ mọc lẻ tẻ hay mọc thành từng chùm, cục lớn giống chai chân.
- Mụn cóc trên bàn chân, ngón chân thường nổi sần giống mụn thịt, cộm lên.
- Tại vùng mụn dưới lòng bàn chân giữa các mụn cóc có các chấm đen nhỏ do mạch máu tạo thành. Đây là cách đơn giản để phân biệt chai chân với mụn cóc vì thường chai chân có màu vàng, trắng dày cứng ở gót chân và những vùng chịu sự ma sát, tì đè nhiều của bàn chân.
- Di chuyển, vận động thấy khó chịu, nhiều khi cảm thấy đau.
Mụn cóc ở chân gây đau và khó chịu khi người bệnh đi lại.
>>> Xem thêm: Mụn cóc ở ngón chân có nguy hiểm không?
Điều trị mụn cóc ở chân
6 lợi ích từ liệu pháp điều trị mụn bằng tia laser
9 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa đông
6 thói quen khiến lão hóa da sớm ở phụ nữ
Bí kíp bảo vệ làn da trong mùa đông
3 địa chỉ tìm lại tuổi thanh xuân - căng da mặt bằng chỉ 4D tại Hà Nội
Mụn cóc ở chânnếu được điều trị từ giai đoạn mụn mới xuất hiện thì khá đơn giản, chỉ cần một vài nguyên liệu tại nhà bạn có thể tạo cho mình bài thuốc chữa mụn cóc hiệu quả.
Trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi tươi vốn được biết đến có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm vô cùng tốt chính vì vậy từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng tỏi để trị mụn nhọt.
Sử dụng một vài tép tỏi tùy vào số mụn cóc tại vùng chân. Cắt tỏi thành những lát mỏng sau đó đắp lên chỗ mụn để trong khoảng 10 phút. Hoặc sử dụng vài lát tỏi sau đó chà nhẹ lên mụn cóc để tinh chất tỏi thấm lên mụn càng nhiều càng tốt.
Nên thực hiện đắp tỏi từ 1 – 2 lần/ngày thực hiện liên tục trong vài ngày đến khi đầu mụn khô và mụn xẹp thì dừng. Khi đắp tránh tiếp xúc với nước khi đắp tỏi.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn cóc hiệu quả đơn giản tại nhà
Trị mụn cóc bằng quả sung
Sung có chứa các chất chống oxy hóa cũng như kháng khuẩn trong nước, ngăn chặn sự nhiễm trùng chính vì vậy nó được sử dụng trong việc điều trị mụn cóc. Bạn chỉ cần mua sung sau đó rửa sạch bên ngoài sau đó cắt đầu quả sung và bôi nhựa sung lên đầu mụn. Hoặc có thể dùng nước quả sung nhỏ lên vùng da có mụn cóc. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày liên tiếp trong khoảng 2 tuần sẽ thấy tác dụng, mụn cóc khô và rụng dần, vùng da chỗ mụn cóc cũng trắng và mịn màng hơn.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Lá tía tô cũng được áp dụng nhiều trong điều trị mụn cóc và mang lại kết quả nhanh chóng cho người bị mụn cóc ở chân.
Rất đơn giản, chỉ cần sử dụng 1 nắm lá tía tô sau đó rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da chân có mụn cóc. Hoặc dùng tăm bông thấm nước cốt lá tía tô bôi lên đầu mụn và vùng mụn cóc. Lá tía tô vừa giúp trị mụn cóc hiệu quả lại giúp vùng da mụn trắng mịn hơn.
Những cách trị mụn cóc trên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian mới cho tác dụng.
Mụn cóc ở chânđiều trị cũng giống như mụn cóc mọc ở những chỗ khác cần một thời gian mới cho tác dụng, đặc biệt là không được nặn hay trích mụn cóc để tránh lây lan sang những vùng khác và gây nhiễm trùng.
>>> Xem thêm: Những loại thuốc trị mụn cóc đơn giản mà hiệu quả cao bạn nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!