Nhiễm virus HPV, cần làm gì để không bị ung thư cổ tử cung?

Xét Nghiệm - 05/03/2024

Nếu phát hiện nhiễm virus HPV càng sớm thì người bệnh có thể có cách phòng ngừa mắc ung thư cổ tử cung.

Nếu phát hiện nhiễm virus HPV càng sớm thì người bệnh có thể có cách phòng ngừa mắc ung thư cổ tử cung.

Nhiễm virus HPV, cần làm gì để không bị ung thư cổ tử cung?

Tại Việt Nam, trong các bệnh ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung hiện có số người mắc nhiều thứ hai chỉ sau bệnh ung thư vú. Đây là căn bệnh ung thư thường gặp hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi 40. Có đến 70% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung có liên quan đến nhiễm virus HPV.

Chờ khám lại ở phòng khám của Bệnh viện K Trung ương, chị Nguyễn Phương Liên ở Hà Tĩnh cho biết, chị đã phát hiện mình bị mắc ung thư cổ tử cung hơn 1 năm nay. Triệu chứng ban đầu là đi tiểu ra máu. Chị đi khám và điều trị theo hướng nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng chỉ một thời gian ngắn sau bệnh tái phát. Chị đi kiểm tra phụ khoa thì phát hiện ra bệnh. Chị cũng làm xét nghiệm HPV và có kết quả dương tính với tuýp 16. Giờ chị mới biết những người mắc loại virus này có nguy cơ cao ung thư cổ tử cung. Phát hiện bệnh ở giai đoạn chưa quá muộn, chị Liên cho rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người.

Nhiễm virus HPV, cần làm gì để không bị ung thư cổ tử cung?

Theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), HPV là một loại virus có hai dạng là nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Nếu nhiễm virus HPV nguy cơ thấp sẽ gây ra bệnh sùi mào gà, còn nếu nhiễm virus HPV nguy cơ cao có thể bị ung thư cổ tử cung. Theo nhiều nghiên cứu, số người nhiễm virus HPV hiện nay dao động từ 9-12%. Không phải ai nhiễm virus HPV cũng có thể bị ung thư cổ tử cung nhưng nguy cơ mắc bệnh này khá cao. Người phụ nữ không biết mình nhiễm virus này lúc nào nhưng thời gian từ lúc nhiễm đến lúc biến đổi gây ra những bất thường cho cổ tử cung có thể kéo dài từ 10-20 năm, thậm chí đến lúc già. Nếu phát hiện nhiễm virus này càng sớm thì người bệnh có thể có cách phòng ngừa mắc ung thư cổ tử cung.

Bà Hồng cho hay, không có dấu hiệu nào nhận biết bạn đã nhiễm HPV. Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65, nếu có điều kiện, bạn nên làm sàng lọc test để xét nghiệm (tế bào và HPV) có nhiễm virus hay không. Những người âm tính với HPV nên làm xét nghiệm 3-5 năm/lần. Còn đối với những người dương tính không có tổn thương cổ tử cung thì 1 năm sau nên làm bộ đôi xét nghiệm trên ở các bệnh viện chuyên ngành và gặp bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn thích hợp.

PGS.TS Lưu Thị Hồng khuyên rằng để phòng ngừa việc nhiễm virus HPV, chúng ta cần hiểu về HPV, có quan hệ tình dục an toàn, có chế độ ăn uống tập thể dục lành mạnh hoặc tiêm phòng ngừa virus và sàng lọc ung thư cổ tử cung đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu nhanh chóng và tiện lợi?

Thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung tại các bệnh viện uy tín là điều rất cần thiết, song với tình trạng luôn quá tải như hiện nay thì để có được một kết quả xét nghiệm là không hề đơn giản. Không chỉ đông đúc và luôn phải xếp hàng chờ đợi ảnh hưởng đến công việc cùng với các thủ tục phức tạp rườm rà. Nếu sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm bệnh ngoài ý muốn tại khu vực công cộng.

Do vậy, lựa chọn xét nghiệm tại nhà sẽ là một quyết định sáng suốt và thông minh để việc phát hiện ung thư cổ tử cung của bạn được thực hiện dễ dàng. Chỉ cần ngồi tại nhà và lựa chọn dịch vụ, bạn sẽ có được ekip lấy mẫu máu chuyên nghiệp, được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

Xét nghiệm tại nhà Xander

Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 3 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC.

Nhiễm virus HPV, cần làm gì để không bị ung thư cổ tử cung?

Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Giá Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 637,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung chị em hay bỏ qua
  • Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!