Nhiều người phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối: Hãy làm 2 điều để kéo dài sự sống
Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung thư dạ dày trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), các triệu chứng ung thư dạ dày thời kỳ đầu thường nhẹ hoặc không rõ ràng, vì vậy đa số mọi người đều không để ý kỹ và thường bị bỏ qua, do đó bệnh nhân đã không được phát hiện sớm, trì hoãn thời gian tốt nhất để điều trị.
Một cuộc khảo sát trên quy mô khá lớn được tiến hành và kết quả chỉ ra rằng phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày được chẩn đoán trong thời gian bệnh đã tiến triển, tức là vào giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối.
Nhưng ngay cả khi nhận được kết quả tồi tệ sau khi khám, bệnh nhân được khuyên không nên từ bỏ dễ dàng, vì ung thư dạ dày tiến triển có thể kiểm soát được, miễn là bạn được điều trị đúng cách và ngay lập tức. Đừng bỏ qua 2 việc quan trọng sau đây.
1. Hãy tìm hiểu về các giải pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn (giai đoạn giữa và cuối) thường sẽ tác động một cách trực tiếp đến vòng đời và thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày.
Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị, điều trị theo y học Đông y truyền thống.
Bởi vì các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển thường có một sự suy giảm đáng kể trong chức năng của thể chất, vì vậy phẫu thuật không còn là lựa chọn đầu tiên, nhưng các phương pháp điều trị khác có thể xem là cách tối ưu hơn.
Một trong những phương pháp chính của điều trị ung thư dạ dày giai đoạn muộn chính là hóa trị liệu. Đây là một trong những cách điều trị có tác dụng cơ bản. Tuy nhiên, vì hóa trị có thể có một số tác dụng phụ, vì vậy việc điều trị, lựa chọn thuốc và liều phải phù hợp dựa trên hoàn cảnh cá nhân.
Thông thường sau đó, các bác sĩ cũng sẽ khuyên bệnh nhân dùng thuốc Đông y truyền thống để kết hợp với điều trị Tây y giúp giảm thiểu thiệt hại ở mức hiệu quả nhất.
Xạ trị được sử dụng chủ yếu như một giải pháp điều trị hỗ trợ, trong điều kiện bình thường thì sẽ kết hợp với phương pháp hóa trị liệu để điều trị toàn diện sẽ là tốt hơn so với tác dụng điều trị riêng lẻ.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, việc tiến hành phương pháp xạ trị sẽ gây ra những tổn thương rất lớn lên cơ thể, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã lựa chọn giải pháp điều trị cẩn thận, đặc biệt đối với những bệnh nhân có sức đề kháng kém.
Theo quan điểm của các chuyên gia ung thư, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn, kể cả khi được kiểm soát, chúng vẫn dễ bị tái phát và tiến triển, vì vậy, trong quá trình điều trị, mỗi bệnh nhân cần phải chú ý đến việc phòng bệnh, giúp kéo dài thời gian sống.
2. Những điều cần làm khi bị mắc ung thư dạ dày
Trước hết, chúng ta phải tích cực hợp tác với các bác sĩ để thực hiện một loạt các phương pháp điều trị và kiểm tra thường xuyên.
Thứ hai, sau khi thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày, không phải là mọi việc đã xong. Mà bạn phải chú ý đến sự cần thiết để kết hợp hóa trị, xạ trị, sử dụng thuốc Đông y cổ truyền và các phương pháp điều trị khác để củng cố hiệu quả chữa bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Thứ ba, người bệnh cần phải duy trì một thái độ tích cực và lạc quan, điều này có thể giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật tốt hơn, tập thể dục đúng cách và thực hiện các giải pháp giúp làm tăng khả năng miễn dịch.
Thứ tư, chế độ ăn uống cũng là một cách hiệu quả để chống lại ung thư dạ dày, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu protein, giàu chất béo hơn để bổ sung năng lượng đã tiêu hoa sau quá trình điều trị.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về cách điều trị và chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày tiến triển, mỗi người đều nên tham khảo để có sự phòng bệnh hiệu quả.
Giống như tất cả các loại bệnh ung thư khác, cách tốt nhất là bạn hãy chú ý phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Hãy thường xuyên chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình.
Những dấu hiệu điển hình nhất khi bệnh ung thư dạ dày phát triển thường liên quan đến những triệu chứng bất thường chẳng hạn như đau bụng thường xuyên, buồn nôn, nôn mửa, không thèm ăn,…
Nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp như trên thì phải đến bệnh viện để kiểm tra và thăm khám kịp thời, tìm nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.
*Theo Ung thư/BS Gia đình (TQ)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!