Những bệnh thường gặp ở mắt

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Có nhiều bệnh thường gặp tại mắt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề.

Dưới đây là những bệnh thường gặp tại mắt cần chú ý.

Bệnh viêm kết mạc cấp do Adenovirus hay còn gọi là viêm kết mạc - họng - hạch vì cùng lúc có: viêm kết mạc, viêm họng, nổi hạch trước tai. Do Adenovisus type 3, 4 và 7 gây bệnh. Lây nhanh trong cộng đồng.

Sốt: khoảng 38-39,5oC, viêm họng. Hạch trước tai, đau khi sờ. Viêm kết mạc: Mi mắt sưng đỏ, tiết tố hơi dính. Thường xảy ra 1 mắt trước, 1 mắt sau. Có hột với tuổi đều nhau, khi khỏi không để lại sẹo. Xuất huyết lấm tấm ở kết mạc. Bệnh có thể gây thành dịch hay gặp ở bể bơi. Tiến triển tự khỏi, kéo dài khoảng 1 tuần. Các hột tồn tại khoảng 1 tháng.

Bệnh glaucoma hay còn gọi là cườm nước, thiên đầu thống

Thường gặp tuổi trung niên. Đây là một bệnh lý phức tạp nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân chính đưa đến mù lòa.

Có hai loại tăng nhãn áp: Góc mở và góc đóng. Tăng nhãn áp góc mở là bệnh mạn tính diễn tiến từ từ trong vòng nhiều năm đến lúc nhìn thấy mờ thì không điều trị được. Ngược lại, người bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính có thể thấy đau, đỏ, đau đầu, buồn nôn và nôn, thị lực giảm hoặc thấy tán xạ ánh sang khi nhìn vào bóng đèn.

Đục thể thủy tinh (đục nhân mắt, cườm khô)

Trong mắt có một thấu kính có công suất khoảng +19D. Đục thủy tinh thể là tình trạng thấu kính này bị mất tính trong suốt do nhiều nguyên nhân, làm cho các tia sáng đi vào mắt bị chặn lại không tới võng mạc nên bị giảm thị lực. Thường gặp ở người >55 tuổi, song những người trẻ cũng có thể bị. Triệu chứng cơ bản là giảm thị lực, thử kính không tăng, giữa đồng tử có màu trắng khi đục hoàn toàn.

Những bệnh thường gặp ở mắt

Bệnh khô mắt

Bệnh nhân thấy mắt khó chịu, cộm xốn, chảy nước mắt cảm giác khô, rát bỏng, có thể nhìn có lúc sáng, lúc mờ. Thường gặp ở người làm trong văn phòng và độ tuổi trung niên.

Làm việc trên máy tính nhiều, khi quá tập trung phản xạ chớp mắt bị ảnh hưởng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khô mắt. Mặt khác, làm việc trong phòng kín, máy lạnh cũng ảnh hưởng làm cho tình trạng khô mắt xảy ra.

Ở tuổi trung niên, khô mắt thường do ảnh hưởng của nội tiết tố giảm thấp. Để phòng và điều trị căn bệnh này, nhân viên văn phòng nên uống nhiều nước, vị trí ngồi không nên đối diện luồng gió của máy lạnh và quạt gió. Cho mắt nghỉ ngơi trong mỗi 30 phút. Bố trí đèn, màn hình máy vi tính ở vị trí thích hợp, có thể dùng thêm nước mắt nhân tạo.

Tật khúc xạ

Cận thị thường xuất hiện và tiến triển nhanh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt khi môi trường học, đọc sách không tốt, thiếu hoặc quá nhiều ánh sáng.

Biểu hiện: Nhìn thấy vật ở xa mờ. Đọc chữ trên bảng không rõ.

Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu với tật khúc xạ (cận thị chiếm đa số) do mắt phải làm việc nhiều quá mà, không hoặc ít được nghỉ ngơi.

Có thể điều chỉnh cận thị bằng kính gọng hoặc kính sát tròng. Đối với bệnh nhân từ 18 tuổi, có thể chữa bằng cách phẫu thuật.

Những bệnh thường gặp ở mắt

Dị ứng mắt

Hiện tượng dị ứng mắt rất hay gặp ở tất cả các đối tượng.

Biểu hiện thường thấy là ngứa tại mi mắt, chảy nước mắt. Cộm xốn.

Điều trị tùy thuộc bệnh dị ứng nặng hay nhẹ. Tránh tiếp xúc yếu tố dị ứng (nếu biết).

Khi bị dị ứng, bệnh nhân không nên dùng tay dụi mắt vì sẽ kích thích làm bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân có thể rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo. Chườm lạnh cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch.

Bệnh mắt do đái tháo đường

Sau khoảng 5 - 10 năm mắc đái tháo đường, có tới 90% người đái tháo đường (ĐTĐ) type I và 60% người ĐTĐ type II bị biến chứng võng mạc mắt, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.

Chủ quan với biến chứng mắt ở bệnh ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho người bệnh ĐTĐ. Biến chứng mắt ở ĐTĐ, nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa Ở Việt Nam hiện nay có gần 5 triệu người mắc ĐTĐ và con số này có thể tăng lên đến 7 - 8 triệu người vào năm 2025. ĐTĐ có thể dẫn đến nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có đôi mắt.

>>> Xem thêm: Khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!