Bệnh tự kỉ hay trầm cảm ở trẻ em là một vấn đề phổ biến ở Việt Nam. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của trẻ nên rất đáng lo ngại.
Khi con bị trầm cảm, các bậc phụ huynh thường có những nhầm lẫn với căn bệnh khác do không biết rõ cũng như không chú ý đến những biểu hiện trẻ. Do đó không phát hiện được trẻ đã mắc bệnh và không có kế hoạch chăm sóc đúng cách.
Một số biểu hiện trầm cảm ở trẻ em
Trẻ buồn chán, rầu rĩ kéo dài là do sự thiếu hụt năng lượng và nhiệt tình. Điều dễ nhận biết nhất là trẻ hay cáu và bực bội, khó chịu với những gì diễn ra trong cuộc sống. Cảm xúc của trẻ bị thay đổi quá mức khiến chúng không còn tập trung khi làm việc hay học tập, thiếu sức sống.
Trầm cảm ở trẻ em cũng khác nhau ở từng độ tuổi:
Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi
- Kém ăn, chậm lớn nhưng không phải do nguyên nhân thể lực.
- Không thích vui chơi, thường xuyên cáu giận, không hay thể hiện những cảm xúc tích cực.
Trẻ 3 đến 5 tuổi
- Lóng ngóng khi làm bất kì một việc gì và hay gặp những tai nạn .
- Trẻ hay sợ hãi vô cơ, có những nỗi ám ảnh kéo dài.
- Trẻ bị chậm những kỹ năng phát triển như chỉ ngồi bô khi đi vệ sinh.
- Khi trẻ mắc sai phạm nhỏ như đánh đổ thức ăn, quên dọn đồ chơi...thường xin lỗi một cách quá mức do sợ bị mắng.
Trẻ 6 đến 8 tuổi
- Hay than phiền về thể lực nhưng rất mơ hồ.
- Có những hành vi hung bạo trong giao tiếp.
- Không tách rời được cha mẹ, sợ hãi và tránh tiếp xúc với người lạ.
- Sợ đối đầu với thách thức trong cuộc sống.
Trẻ từ 9 đến 12 tuổi
- Hay nói về những câu chuyện chết chóc .
- Sợ hãi và lo ngại quá mức về việc học tập.
- Thường xuyên mất ngủ.
- Tự trách bản thân mình đã khiến cha mẹ và thầy cô thất vọng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ em
5 loại trái cây giúp bạn luôn tươi trẻ và khỏe mạnh
9 cách dễ dàng để có một giấc ngủ ngon và sâu
5 lý do khiến phụ nữ giảm cân khó hơn nam giới
Tại sao chúng ta thường buồn ngủ vào buổi chiều?
6 cách đơn giản để kiểm soát cơn tức giận
- Rối loạn hành vi, gặp căng thẳng trong cuộc sống.
- Mắc các bệnh lý mãn tính .
- Gặp khó khăn, khúc mắc trong học tập
- Nghiện thuốc lá, rượu hay ma túy
- Trong gia đình có người bị trầm cảm.
Trầm cảm ở trẻ emcó thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề, khiến trẻ bị chậm tư duy, chậm nhận thức về xã hội, cảm xúc và học tập. Cha mẹ cần thường xuyên gần gũi và quan tâm trẻ đúng cách để giảm nguy cơ bị trầm cảm cho con mình.
>>> Xem thêm: điều trị bệnh trầm cảm như thế nào là đúng cách?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!