Vào những ngày kinh nguyệt, phụ nữ có xu hướng uống các loại thuốc để giảm bớt cơn đau trong chu kì hàng tháng. Nhưng lời khuyên tốt nhất là không nên uống thuốc, vì có nhiều cách đơn giản hơn, mà cực kỳ hiệu quả.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kì kinh nguyệt là những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở phụ nữ theo chu kì, với người khỏe mạnh thông thường là một tháng. Theo như quan điểm cổ điển thì chu kì kinh nguyệt được thượng đế ưu ái dành tặng riêng cho người phụ nữ để tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ. Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Rụng trứng là gì?
Đây là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mỗi tháng cơ thể bạn đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ “nguyệt san”. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi chị em lại có sự khác nhau, có người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài trong vòng 31 ngày. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong một tháng và lượng trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung chính là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người.
Nguyên nhân thứ nhất là do khi đến kì kinh nguyệt, tử cung bị căng lên, niêm mạc tử cung dầy lên dẫn đến sự chèn ép, gây ra cơn đau. Ngoài ra, cơ tử cung phải co lại để đẩy máu kinh ra ngoài. Quá trình này làm xuất hiện chất prostaglandin - là thủ phạm gây đau bụng kinh. Một nguyên nhân khác nữa có thể là do tâm lý lo sợ hoặc khả năng chịu đau thấp ở người phụ nữ.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát có thể do: Lỗ màng trinh quá nhỏ nên khó đẩy máu ra ngoài, vệ sinh trong kì kinh nguyệt kém dẫn đến viêm nhiễm, hoặc bị những bệnh lây qua đường tình dục không điều trị gây dính vùng tiểu khung...
Trong một số trường hợp, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang thậm chí là buồng trứng... Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh.
Vậy làm gì để giảm đau hiệu quả?
Chườm nóng
Nên chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng, chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nhiều cách giữ ấm bụng khác như tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối vào chậu nước tắm, giúp giảm đau hiệu quả.
Xoa dầu nóng
Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.
Chườm gừng tươi
Giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.
Vận động
Một trận đổ mồ hôi thật sự sẽ giúp thúc đẩy endorphins (hormone mang lại tâm trạng tích cực), có thể có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tiến sĩ Dweck cho biết tập thể dục trước một tuần của chu kỳ có thể làm giảm cường độ đau hoặc thậm chí ngăn ngừa cơn đau trước khi nó bộc phát.
Chế độ ăn uống hợp lí
Nên chọn những thức ăn thực phẩm làm mát gan như: bắp cải, thịt nạc, rau cần, gạo tẻ, trứng vịt, mướp, bí đao, rong biển, nấm hương. Ăn các thực phẩm làm lợi cho kinh nguyệt : thịt dê, thịt bò, táo tàu, táo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi, ích mẫu, đương quy, đường đỏ. Chọn những thức ăn thực phẩm bổ sung canxi, ma-giê, kali (do bị mất theo máu).
Lưu ý những đồ ăn thức uống sau đây thì nên hạn chế:
Trong những ngày “đèn đỏ” không nên ăn đá, cần giữ cho máu trong cơ thể ở trạng thái nóng ấm thì những ngày ấy mới có thể thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh dễ gây nên hiện tượng đau bụng kinh. Ngoài ra không nên ăn những thực phẩm chua hoặc chát như ô mai, hoa quả chưa chín; những thực phẩm cay và nóng như ớt, hồ tiêu, mù tạc... để tránh hiện tượng máu không lưu thông.
Vì thế, nếu các cơn đau bụng kinh của bạn ổn định và giống nhau ở các tháng thì có thể đó là do cơ địa của bạn. Còn nếu thấy quá đau bụng, đau bụng kéo dài không chịu được hoặc đau thất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Cách làm giảm đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ hiệu quả
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!