Những dấu mốc phát triển của trẻ trong năm đầu tiên làm cha mẹ phải biết

Chăm Sóc Bé - 01/16/2025

Đối với các bậc làm cha mẹ không có niềm vui nào bằng việc đón chào đứa con thân yêu của mình ra đời. Và niềm hạnh phúc ấy còn nhân lên khi chính bạn đang từng ngày theo dõi sự phát triển của con, từ lúc lọt lòng cho đến khi lớn lên. Đặc biệt là với những người lần đầu được lên chức, thì khoảng thời gian trong năm đầu đời của bé sẽ có ý nghĩa rất lớn với họ. Để có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, hãy cùng Lily & WeCare điểm qua những dấu mốc phát triển của trẻ ở năm tháng đầu đời trong bài viết dưới đây.

Đối với các bậc làm cha mẹ không có niềm vui nào bằng việc đón chào đứa con thân yêu của mình ra đời. Và niềm hạnh phúc ấy còn nhân lên khi chính bạn đang từng ngày theo dõi sự phát triển của con, từ lúc lọt lòng cho đến khi lớn lên. Đặc biệt là với những người lần đầu được lên chức, thì khoảng thời gian trong năm đầu đời của bé sẽ có ý nghĩa rất lớn với họ. Để có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, hãy cùng Lily & WeCare điểm qua những dấu mốc phát triển của trẻ ở năm tháng đầu đời trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển của trẻ ở 3 tháng đầu

Từ khi sinh ra, ở những tuần đầu tiên đa phần các bé sẽ không thể hiện nhiều các cử động. Con chỉ có thể nhìn bố mẹ với đôi mắt lim dim, sau đó bú và ngủ nhiều. Lúc này bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn đường nét của con yêu sau 9 tháng 10 ngày cưu mang, mẹ hãy yêu thương và ôm ấp bé trong khoảng thời gian này để con cảm nhận được tình yêu từ gia đình.

Bước sang tháng thứ 2, bé đã biết cười và tay chân cũng bắt đầu hoạt động nhiều hơn; bé hay đưa tay lên miệng để mút. Đến khi bé được 3 tháng tuổi, nếu con phát triển tốt thì có thể tập lật; hai tay nắm lấy nhau hoặc đưa cả chân lên đá và miệng sẽ bắt đầu phát ra những tiếng ậm ừ...

Những dấu mốc phát triển của trẻ trong năm đầu tiên làm cha mẹ phải biết

Ở 3 tháng đầu sau khi sinh, bé hay đưa mắt nhìn mọi thứ xung quanh

Từ tháng thứ 4 - tháng thứ 6

Lúc này trẻ đã thật sự bước sang một giai đoạn phát triển mới, có sự thay đổi lớn về thể chất cũng như trí tuệ. Con đã có thể nghe và hiểu được lời của bố mẹ, mọi người xung quanh khi cất tiếng gọi tên bé. Và những câu nói ê a theo "ngôn ngữ" riêng của con cũng xuất hiện nhiều hơn trước.

Đặc biệt, giai đoạn này sự phát triển của trẻ có phần cứng cáp hơn rất nhiều. Khi bước sang tháng thứ 5, bé còn cố gắng nâng người để ngồi dậy. Những tiếng cười khúc khích khi bé được vui đùa cũng bắt đầu phát ra thành tiếng như người lớn, bé có thể nũng nịu và đòi mẹ bế bất cứ lúc nào. Đến khi 6 tháng tuổi, con có thể tự ngồi vững và lúc này mẹ nên cho con ngồi vào xe đẩy để tập đi dần. Và hơn nữa trong thời gian này, trẻ đã bắt đầu ăn dặm được một số loại thức ăn nghiền nhỏ và nấu chín.

Những dấu mốc phát triển của trẻ trong năm đầu tiên làm cha mẹ phải biết

Giai đoạn này con sẽ biết đòi mẹ và mọi người bồng bế

Phát triển của trẻ tháng thứ 7 - tháng thứ 9

Bắt đầu từ tháng thứ 7 thì bé có thể bò, trườn, ngồi dậy và lật mình một cách thuần thục. Nếu như mẹ đã cho con ngồi vào xe đẩy trước đó, thì bây giờ chắc chắn bé đã làm quen được với việc tiếp xúc mặt đất nên hoàn toàn có thể đứng chựng nếu như vịn vào các điểm tựa xung quanh.

Bây giờ mẹ đã yên tâm hơn khi giao cho con tự cầm bình sữa và bú, vì vào tháng thứ 8 và thứ 9 trẻ đã tự cầm nắm mọi vật một cách vô cùng chắc chắn. Lúc này bạn để ý rắng khi kêu tên bé, con sẽ phản ứng lại ngay lập tức; hay bảo con làm theo một vài động tác như vỗ tay; trườn người... con cũng đều nghe và thực hiện theo khi có sự cổ vũ.

Những dấu mốc phát triển của trẻ trong năm đầu tiên làm cha mẹ phải biết

Từ tháng thứ 7 bé có thể tự cầm bình để bú một cách chắc chắn

Tháng 10 - tháng 12

Có thể nói đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ, khi qua một khoảng thời gian bố mẹ chứng kiến được sự lớn lên từng ngày của con yêu. Từ khi sinh ra con bé bỏng như một thiên thần, nhưng bắt đầu từ thời điểm này con đã biết bi bô nói và tập những bước đi đầu tiên của mình.

Thường thì não bộ của trẻ trong giai đoạn này sẽ phát triển khá nhanh, chính vì vậy con có thể hiểu một số điều đơn giản mà bạn nói hoặc yêu cầu bé làm. Ví dụ như bảo bé cầm một đồ vật nào đó để đưa cho bạn, kêu bé đứng chựng hoặc tiến lại gần bạn hơn. Tuy nhiên bé vẫn chưa thật sự cứng cáp để bước đi nhanh nhẹn, chắc chắn. Đó chỉ là sự khởi đầu, khi con bám víu vào những đồ vật trong nhà để tự đi vài bước.

Với sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên là cả một quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng không phải tất cả các bé đều phát triển như nhau. Có những bé phát triển nhanh, nhưng cũng có trường hợp phát triển chậm. Chính vì vậy bố mẹ đừng nên quá lo lắng, vì phía trước con là một khoảng thời gian rất dài và luôn cần sự chăm lo từ bố mẹ. Nếu như bước sang năm đầu tiên, nhưng bạn thấy rằng con mình phát triển quá chậm so với độ tuổi của bé thì có thể nhờ đến sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!