Bất cứ người phụ nữ nào rồi cũng sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh, nhưng mỗi người sẽ cảm nhận điều này theo những cách hoàn toàn khác nhau.
Mãn kinh không xảy ra ở một độ tuổi cụ thể nào hay kéo dài trong một khoảng thời gian cố định nào. Mãn kinh có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau – cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với một số phụ nữ, thời kỳ mãn kinh có thể là một quãng thời gian rất đáng lo lắng trong cuộc sống, trong khi đối với một số người khác lại cảm thấy điều đó rất bình thường.
Thời kỳ mãn kinh là thời gian kinh nguyệt ngừng xuất hiện ở phụ nữ. Khi người phụ nữ già đi, họ sẽ dần không còn trứng nữa, do đó thời kì mãn kinh sẽ xuất hiện. Một số nhà khoa học tin rằng hiện tượng mãn kinh xảy ra là để bảo vệ người phụ nữ cũng như để những đứa trẻ sinh muộn không mắc phải bất cứ bệnh tật nào.
Khi nào bạn sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh?
Độ tuổi trung bình người phụ nữ trải qua thời kì mãn kinh là 52 tuổi, nhưng ở một số người, các hiện tượng mãn kinh bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi từ 45 đến 55. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 5 năm.
Tuy nhiên mãn kinh vẫn có thể xảy ra sớm hơn nhiều do một số yếu tố y tế tác động. Đôi khi ở độ tuổi 20 hoặc sớm hơn, những người phụ nữ có thể bị mãn kinh. Hiện tượng trên được gọi là suy buồng trứng sớm (premature ovarian failure – POF).
Các triệu chứng mãn kinh
Những thay đổi về nồng độ hormone có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Người ta ước tính rằng khoảng hai phần ba phụ nữ sẽ trải qua các triệu chứng như là đỏ mặt, nóng bừng và đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy nhiên, một số phụ nữ cũng xuất hiện các triệu chứng tâm lý khác, bao gồm trầm cảm, mệt mỏi, thiếu năng lượng và khô âm đạo, từ đó khiến họ giảm ham muốn tình dục.
Những tác động của mãn kinh trong thời gian dài bao gồm nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch.
Bệnh loãng xương sau mãn kinh
Độ chắc khỏe của xương phụ thuộc vào mật độ và cấu tạo các mô xương. Khi số lượng các khoáng chất trong xương giảm đi và các tế bào xương chậm hình thành, xương sẽ bị yếu đi. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là xương cổ tay, hông hay cột sống.
Loãng xương xảy ra với tất cả mọi người khi họ ở một độ tuổi nhất định, nhưng đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh hiện tượng này lại xảy ra sớm hơn. Đây là lý do tại sao cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có một người bị loãng xương, trong khi ở nam giới thì trong 12 người trên 50 tuổi mới có 1 người bị loãng xương.
Do estrogen giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của xương, nên người phụ nữ sẽ cần đến liệu pháp thay thế hormone (HRT – hormone replacement therapy) có thể giúp bảo vệ xương giúp ngăn bệnh loãng xương trong thời gian điều trị.
Bệnh tim sau thời kỳ mãn kinh
Bệnh tim mạch là bệnh nào liên quan đến tim hoặc mạch máu, bao gồm lên cơn đau tim và đột quỵ, chủ yếu do tắc nghẽn động mạch. Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất đối với phụ nữ trên 60 tuổi. Hiện nay, người ta đã chứng minh được rằng phụ nữ sau thời kì mãn kinh có khả năng bị tắc động mạch cao hơn những người phụ nữ chưa tới thời kì mãn kinh.
Phương pháp điều trị trong thời kì mãn kinh
Ngoài tác dụng bảo vệ người phụ nữ khỏi bệnh loãng xương, liệu pháp thay thế hormone cũng mang lại rất nhiều lợi ích trong việc kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển các bệnh khác như ung thư vú, chứng huyết khối sâu trong tĩnh mạch (DVT – deep vein thrombosis), đột quỵ và bệnh tim.
Thay đổi chế độ ăn uống và vận động thể dục thể thao nhiều hơn cũng có thể giúp người phụ nữ vượt qua các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh dễ dàng hơn.
“Thời kỳ mãn kinh ở nam giới”
Ở nam giới, một số người có thể sẽ mắc phải bệnh trầm cảm, mất ham muốn tình dục, rối loạn chức năng cương dương và các triệu chứng về thể chất và tinh thần khác khi họ ở từ 40 tuổi đến những năm đầu 50 tuổi. Hiện tượng này đôi khi được gọi là “thời kỳ mãn kinh ở nam giới”. Tuy nhiên, thuật ngữ này không được chính xác lắm, bởi vì không giống như thời kỳ mãn kinh ở nữ giới, các triệu chứng này xảy ra không nhất thiết do hormone thay đổi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!