Rong kinh là căn bệnh phụ khoa xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nghiêm trọng nhất là ở tuổi dậy thì. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các bạn nữ. Đặc biệt rong kinh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh trong tương lai. Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm về bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì.
Nguyên nhân, biểu hiện của rong kinh ở tuổi dậy thì
Rong kinh chính là sự mất máu bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày đều xuất hiện huyết âm đạo nhưng không nhiều, có khi chỉ một chút máu màu đen. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều tháng sẽ dẫn đến tình trạng mất máu. Thiếu máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nữ giới khi bước vào tuổi trưởng thành.
Theo các bác sĩ phụ khoa, có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì: Đầu tiên, có thể do hoạt động của buồng trứng ổ các bạn nữ khi bước vào tuổi trưởng thành chưa được ổn định. Cộng thêm tình trạng rối loạn hormone ở vùng dưới đồi, tức là khu vực tuyến yên. Điều đó làm ảnh hưởng tới hormone của buồng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân khác là do khi đến chu kỳ rụng trứng, những không phóng noãn, không có hoàn thể và chế tiết được progesteron. Do vậy xuất hiện hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì.
Biểu hiện thường thấy nhất khi các bạn nữ bước vào tuổi dậy thì bị rong kinh chính là kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Kinh nguyệt bình thường sẽ mất khoảng 40 đến 60ml máu nhưng với những bạn bị rong kinh khối lượng máu mất đi có thể lên đến 80ml hoặc nhiều hơn. Rong kinh ở lứa tuổi này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ...
>>> Xem thêm: Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh
Tình trạng rong kinh kéo dài sẽ gây mất máu ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới.
Cách điều trị bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì
Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thìkhông phải căn bệnh nan y nhưng nó sẽ nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh này ở tuổi dậy thì không ảnh hưởng tới việc thụ thai hay sinh con sau này. Thậm chí việc điều trị rong kinh càng sớm càng tốt.
Theo các các sĩ phụ sản, bạn nữ ở tuổi dậy thì bị rong kinh thường xuyên cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện phụ sản hoặc phòng khám để được khám bệnh, nhận hướng dẫn chỉ định của thể của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bệnh rong kinh ở độ tuổi này thì nên dùng thuốc co tử cung và hormone.
Sau khi thăm khám nếu bệnh ở mức độ nhẹ, rong kinh không thường xuyên thì không cần điều trị. Việc các bạn nên làm là thay đổi cách sống, có chế độ ăn uống hợp lý, giờ giấc sinh học không bị đảo lộn, tâm lý được thỏai mái nhất... Như vậy, việc hàng kinh hàng tháng sẽ trở lại bình thường, đúng quy trình tự nhiên.
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
3 địa chỉ tìm lại tuổi thanh xuân - căng da mặt bằng chỉ 4D tại Hà Nội
6 tác hại của việc quên tẩy trang trước khi ngủ
Nếu người bệnh bị rong kinh thường xuyên, gây mất nhiều máu thì cách điều trị hợp lý nhất là dùng thuốc có chứa nội tiết tố. Thuốc này nhằm điều chỉnh hàm lượng estrogen và progesteron. Song việc dùng thuốc này phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên áp dụng cách điều trị này trong vòng 3 tháng. Nếu không hiệu quả thì mới được chuyển sang phương pháp điều trị khác.
Không chỉ điều trị bệnh, các bạn nữ cũng nên biết phòng bệnh. Khi bước vào tuổi dậy thì cơ thể có nhiều thay đổi khác lạ. Để hạn chế tình trạng rong kinh, các bạn nên có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, giàu chất sắt nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu. Hi vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho các bạn nữ trong việc nhận biết bệnh rong kinh và có cách điều trị hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh rong kinh bằng thuốc nam hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!