Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/06/2024

Sau những tháng ngày khó khăn để trải qua thời kỳ thai nghén, là lúc các bà mẹ phải vượt qua cánh cửa cuối cùng để chào đón thiên thần nhỏ ra đời. Đó là giai đoạn chuyển dạ, ở giai đoạn này thai phụ thường gặp phải những khó khăn, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm mẹ. Để có thể vượt qua thời điểm vàng này một cánh dễ dàng nhất, hãy cùng chuyên mục Sống khỏe kỳ này theo dõi bài viết dưới đây.

Sau những tháng ngày khó khăn để trải qua thời kỳ thai nghén, là lúc các bà mẹ phải vượt qua cánh cửa cuối cùng để chào đón thiên thần nhỏ ra đời. Đó là giai đoạn chuyển dạ, ở giai đoạn này thai phụ thường gặp phải những khó khăn, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm mẹ. Để có thể vượt qua thời điểm vàng này một cánh dễ dàng nhất, hãy cùng chuyên mục Sống khỏe kỳ này theo dõi bài viết dưới đây.

Những lưu ý trước khi sinh

Trong khoảng thời gian sắp chuyển dạ, thai phụ nên tập thư giãn cơ hoàn toàn, có thể nằm theo hai tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, cố quên hết mọi việc, không nghĩ ngợi, bận tâm hay lo lắng. Bài tập này giúp thai phụ chủ động co từng nhóm cơ trong cơ thể lúc chuyển dạ đẻ, để việc xổ thai được dễ dàng. Thai phụ nên tập các động tác tay và chân để giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được dễ dàng, điều hòa, các khớp xương cử động dễ dàng, nhất là khớp háng và các khớp vùng chậu.

Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ

Lúc bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ cảm thấy đau. Vì lúc này xuất hiện những cơn co tử cung, các cơn co thường mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghỉ. Đây là thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả. Cơn co kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút sẽ có một cơn co, càng gần đến lúc rặn sinh thì cơn co kéo dài hơn cho đến khi em bé chào đời.

Những lưu ý trong cách thở

- Khi không có cơn co tử cung, thở bình thường hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng 1 nhịp. Khi bắt đầu cơn co, thở nhanh và nông. Khi hết cơn co, hít thở sâu 2 nhịp sau đó thở bình thường, nằm thư giãn.

- Lúc cổ tử cung mở từ 1-4 cm nên ngồi tư thế thư giãn, thở bình thường bằng hai cánh mũi, miệng ngậm lại. Khi cổ tử cung mở từ 4-8 cm nên nằm thư giãn, có thể nằm nghiêng hay ngửa, thở cạn và nhanh theo cơn co tử cung đến khi cơn co đạt tối đa rồi cơn co sẽ giảm dần, nhịp thở cũng nông và chậm dần đến khi hết cơn co.

- Sau đó thở bình thường, nằm thư giãn. Động tác thở theo cơn co tử cung rất cần cho cuộc chuyển dạ. Để đạt được kết quả tốt, thai phụ cần hết sức bình tĩnh, tập trung tư tưởng theo dõi cơn co để điều chỉnh nhịp thở, nhằm cung cấp đủ oxy cho mẹ và con, giúp thêm sức cho thai phụ rặn tốt khi cổ tử cung nở trọn.

Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ

Những lưu ý trong cách rặn đẻ

Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ cho biết ở người sinh con lần đầu, cuộc rặn sinh thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới sổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút. Vì vậy thai phụ cần biết cách để rặn sao cho đúng cách, tránh được sang chấn cho em bé và mất sức cho người mẹ.

Sản phụ nằm ngửa, người cong hình chữ C và không nên ngửa đầu ra hay chống cơn đau bằng cách cắn môi đến chảy máu, vì như thế sẽ không đủ lực để đưa bé ra ngoài. Khi có cơn co, thai phụ nên hít vào một hơi thở thật sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp. Và thực hiện cho đến khi em bé được ra đời.

Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ

Trong trường hợp cổ tử cung chưa nở trọn mà thai phụ lại mắc rặn qua sớm, thì phải biết cách để ức chế cơn mắc rặn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và con làm cuộc chuyển dạ kéo dài, thậm chí làm rách cổ tử cung và có thể đưa đến vỡ tử cung. Lúc này thai phụ xừ lý bằng cách chúm miệng lại như muốn thổi tắt một ngọn nến đặt trước mặt. Điều này còn được áp dụng khi đầu thai nhi đã sổ ra ngoài, người mẹ không được rặn nữa, để bác sĩ tự đỡ em bé ra, nếu người mẹ cứ rặn thêm, có thể sẽ làm tầng sinh môn rách nhiều hơn.

Nguồn: Sống khỏe

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!