Quai bị xảy ra ở người bình thường đã có thể gây biến chứng nếu không biết điều trị đúng cách, chính vì thế, đối với thai phụ, nếu không kịp thời khắc phục, bệnh rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tới không chỉ mẹ, mà còn cả em bé trong bụng. Bài viết sau đây, Lily & WeCare xin cung cấp cho các bạn, một số điều cần lưu ý khi bị quai bị ở phụ nữ mang thai.
1. Quai bị ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?
Quai bị là bệnh nhiễm cấp tính, được gây ra bởi virus Paramyxovirus, khi phụ nữ có thai bị mắc quai bị, virus có thể gây viêm buồng trứng, phá hủy tế bào trứng, thậm chí có thể lây sang thai nhi qua nhau thai.
Quai bị ở phụ nữ mang thai thường diễn ra khá nhanh, triệu chứng thường thấy cũng giống khi bị cảm cúm, mẹ bầu sẽ thấy đau đầu, sốt, đau họng, sưng amidan một hoặc cả 2 bên, đau khi ấn vào vùng sau, trước và dưới tai.
Tuy chưa thể khẳng định chắc chắn, quai bị ở phụ nữ mang thai, có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không, tuy nhiên, thai phụ khi bị quai bị, sẽ có nguy cơ sảy thai, và nếu bị trong vòng 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể mắc nguy cơ sinh non, hoặc thai chết lưu.
bệnh có thể lây cho thai nhi
2. Thai phụ nên làm gì khi bị quai bị
Bị quai bị ở phụ nữ mang thai, thai phu tốt nhất nên đi khám bác sỹ để được kê đơn thuốc, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, nếu dùng không đúng thuốc, sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cả thai nhi trong bụng.
Thai phụ nên nghỉ ngơi tuyệt đối, nên ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa, mềm, dễ nuốt như cháo, súp.
Lưu ý giữ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, phòng chống vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, thai phụ cần thường xuyên khám lại, để xem quai bị có gây biến chứng, ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không.
3. Phòng tránh quai bị ở phụ nữ mang thai
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Để phòng tránh quai bị ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai, không nên tiêm khi đang mang thai, vì trong vắc xin chứa virus sống, có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Sau khi tiêm phòng, nên tránh mang thai 1 tháng sau khi tiêm.
Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ quanh môi trường sống, súc miệng nước muối để sát trùng họng và ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Tránh tiếp xúc với những người đang mắc quai bị.
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất, nhằm nâng cao sức đề kháng chống lại các loại bệnh tật.
Vận động nhẹ nhàng, thư giãn để tăng cường sức khỏe.
Quai bị ở phụ nữ mang thai rất cần được lưu tâm, chính vì vậy, mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo những chỉ dẫn, lời khuyên của bác sỹ, để quai bị không gây biến chứng cho bản thân cũng như thai nhi.
>>> Xem thêm: Khi bị quai bị chữa như thế nào mới là đúng cách?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!