Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ vì nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng của nó đến sự an toàn của cả mẹ và bé rất lớn, thậm chí có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai lưu. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu còn khá chủ quan và không biết được hậu quả và nguyên nhân dẫn đến bệnh, vì thế ở bài viết nàyLily & WeCare sẽ cung cấp những thông tin cần thiết những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai giúp các mẹ tham khảo.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Theo nghiên cứu, 3-8% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, những phụ nữ đã từng bị tiểu đường ở lần mang thai thứ nhất thì có nguy cơ cao sẽ lại bị mắc lại triệu chứng này ở lần mang thai thứ hai. Theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường cho tất cả các phụ nữ có thai vì theo xét nghiệm cho thấy có tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao ( đã từng bị tiểu đường trước đó hoặc do huyết thống..).
Các bác sĩ khuyến cáo khi mang thai phụ nữ nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.
Những điều cần làm trước khi mang thai
Hỏi ý kiến bác sĩ
Đây là điều quan trọng nhất và cần thiết nhất trước khi mẹ quyết định mang thai khi biết mình mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ sẽ mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ nói cho mẹ biết cần làm gì và có kế hoạch cho cả bạn và chồng về chế độ ăn uống, kiêng dè,..các loại thuốc cần uống cũng như những điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có thể bạn cho rằng, bệnh tiểu đường không nguy hiểm lắm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, tuy nhiên trường hợp xấu nhất mẹ có thể mắc bệnh tiền sản giật và có thể dẫn đến sẩy thai, bé còn có thể tử vong sau khi sinh ra. Cho nên việc khám và xin sự tư vấn từ bác sĩ trong trường hợp này là cực kì quan trọng.
Lên kế hoạch cụ thể
Đây cũng là một trong những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai vì với mẹ bị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống, thuốc cần uống, tập luyện, các thứ cần kiêng,..và kể cả bác sĩ đã lên một kế hoạch dành riêng cho phụ nữ có bầu mắc bệnh tiểu đường. Phụ nữ có bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ được xem là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt và có một chế độ chăm sóc riêng biệt. Còn đối với phụ nữ chưa mắc bệnh, cũng cần có một kế hoạch để tránh mắc phải bệnh này trong quá trình mang thai.
Giữ tinh thần thoải mái
Với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không mắc phải bệnh này thì đều cần giữ tinh thần thoải mái vì điều này tốt cho cả mẹ và bé. Đặc biệt với mẹ bị tiểu đường thai kỳ, cần hết sức cẩn thận, tránh để tâm trạng căng thẳng quá vì điều này không tốt với cả hai mẹ con.
Những điều cần làm trong quá trình mang thai
Vì lúc này mẹ đã mang thai, chắc chắn trước đó mẹ cũng có được sự tư vấn từ bác sĩ nên hoàn toàn có thể chủ động được những điều cần làm để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, với những mẹ còn tham khảo thì nên nhớ những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai sau đây:
Nghe theo lời bác sĩ
Như đã nói ở trên, bà bầu mắc phải triệu chứng tiểu đường thai kỳ có một chế độ ăn uống khác do bác sĩ khuyên, các mẹ bầu nên làm theo kế hoạch này để tránh những tình trạng xấu có thể xảy ra. Mẹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc thường xuyên. Ngoài ra, mẹ chú ý cần thực hiện các xét nghiệm khác để được đánh giá sức khoẻ của thai nhi, và siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại không tốt đến thai nhi.
Như vậy, những bà bầu bị tiểu đường được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía gồm các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này mẹ cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa để tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.
Chế độ ăn uống hợp lí
Đây là việc đầu tiên bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần làm. Đặc biệt sau 3 tháng nghén đầu tiên, một số mẹ bầu có thói quan ăn nhiều, ăn bù để bù lại chất dinh dưỡng cho bé, mẹ cần hết sức lưu ý đến tình trạng này. Một số đồ ăn tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo như: một số thực phẩm giàu xơ như hoa quả tươi, rau xanh, bánh mì hoặc ngũ cốc, đậu đỗ khô hoặc bạc hà cũng là những loại mẹ có thể ăn vì những thực phẩm này bị bẻ gãy và hấp thu chậm hơn là cacbon hydro đơn. Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế các loại đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo ngọt, sô cô la,...
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Tập luyện thể dục
Điều này rất tốt đối với phụ nữ có thai, tuy nhiên với bà bầu bị đái tháo đường thì việc tập luyện phải hết sức thận trọng. Nếu khi đang tập luyện, mẹ cảm thấy mệt mỏi thì cần ngừng tập và cần được nghỉ ngơi. Đồng thời điều quan trọng nhất là cần tham khảo và thảo luận với bác sĩ điều trị để tìm ra cách tập luyện tốt nhất cho bà bầu.
Theo bác sĩ, mẹ bầu bị tiểu đường có thể luyện tập ở mức trung bình và tránh một số hoạt động nhất định cho đến sau khi sinh nở. Đồng thời, trong quá trình tập luyện, các mẹ bầu cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút và không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức.
Như vậy, ở bài trên Lily & WeCare đã cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về căn bệnh tiểu đường thai kỳ. Lily & WeCare hi vọng với những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai được cung cấp trong bài viết này, mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!