Nước đá - đồ uống quen thuộc của mùa hè
Trong thời tiết oi nóng của mùa hè, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp uống nước đá để giải nhiệt. Một cốc nước mát có bỏ thêm đá lạnh không những sẽ thổi bay cơn khát của bạn ngay tức thời khiến cho cơ thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái mà còn giúp bạn tỉnh táo, xua tan căng thẳng, stress, từ đó tập trung hơn cho công việc và học tập.
Ngoài việc uống trực tiếp, đá lạnh còn được dùng để sử dụng ngoài da cho rất nhiều mục đích khác nhau như dưỡng da, trị thâm quầng mắt, se khít lỗ chân lông, làm giảm mỡ bụng, giảm sốt, giảm đau tại chỗ, giảm sưng, cầm máu, trị ngứa khi bị côn trùng đốt… đem đến hiệu quả cao.
Trong thời tiết oi nóng của mùa hè, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp uống nước đá để giải nhiệt (Ảnh minh họa: Internet)
Lạm dụng nước đá - tăng nhiều nguy cơ
Mặc dù có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và có thể chỉ làm giảm cơn khát và nóng nực của bạn trong một thời gian ngắn nhưng nếu lạm dụng nước đá quá nhiều cũng như uống nước đá không đúng cách có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho cơ thể.
Giảm sức đề kháng
Việc thường xuyên phải tốn nhiều năng lượng để hóa giải chất lạnh khiến cho sức đề kháng của cơ thể chúng ta bị giảm sút, dễ mắc bệnh hơn.
Tăng khả năng bị nhiễm khuẩn
Nước đá thường rất dễ bị nhiễm bẩn. Khi đá tan, các loại vi khuẩn có hại sẽ tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Tăng nguy cơ viêm họng
Uống nước đá nhiều khiến bạn rất dễ bị mắc bệnh viêm họng. Nguyên nhân là do nước đá sẽ làm các tuyến tiết dịch hoạt động kém hơn, từ đó dẫn đến tình trạng khô, rát họng và viêm họng.
Giảm khả năng lưu thông máu
Uống nước đá lạnh nhiều quá mức cho phép sẽ khiến cho mạch máu co lại, giảm thiểu lượng máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, dẫn đến bị đau bụng hoặc tiêu chảy cấp.
Không tốt cho răng
Uống nước đá nhiều có thể làm men răng bị hỏng, gây nứt hoặc sâu răng, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng, dễ mắc các bệnh về răng miệng khác. Thói quen nhai đá của nhiều người còn có thể làm răng bị mẻ, gãy hoặc lung lay.
Gây đau bụng kinh
Phụ nữ đang trong những ngày 'đèn đỏ' nếu uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu, cổ tử cung co thắt mạnh, dẫn đến tình trạng bị đau bụng kinh, hoặc là nguyên nhân khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.
Uống nước đá nhiều có thể làm men răng bị hỏng, gây nứt hoặc sâu răng (Ảnh minh họa: Internet)
Không tốt cho người bị bệnh tim mạch
Hiện tượng co thắt các động mạch ở xung quanh hệ tiêu hóa của thể xảy ra gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim do bạn uống quá nhiều đồ uống lạnh cùng một lúc.
Lưu ý khi uống nước đá
Bạn nên sử dụng nước mát thay vì uống nước đá ở nhiệt độ quá thấp. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của dạ dày và ruột, khiến chúng không bị tổn thương và hoạt động tốt hơn.
Để tránh bị viêm họng, cảm cúm, thậm chí là sốc nhiệt thì khi bạn vừa đi ngoài trời nắng về hoặc đang cảm thấy khát thì cũng chỉ nên uống một lượng nhỏ đá để làm mát. Không nên uống nước quá lạnh ngay lập tức.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng như giảm thiểu tác hại của nước đá đối với sức khỏe, bạn nên uống nước đá một cách từ từ, chậm rãi.
Trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh về tiêu hóa, tim mạch, họng, phổi, người có răng nhạy cảm… là những đối tượng nên hạn chế hoặc không uống nước đá để bảo vệ sức khỏe.
Thu Hoài
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!