Khi trẻ trên 7 tuổi, có những nhận biết nhất định về mọi thứ xung quanh, là thời điểm cha mẹ thường cho trẻ chơi một mình để tự lập và khám phá thế giới bên ngoài, giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ.
Tuy nhiên, khi trẻ chơi một mình lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm rủi ro. Thực tế thì đã có nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra khi trẻ chơi môt mình như bị bỏng, nuốt phải dị vật, bị ngã xe đạp dẫn đến vỡ tụy, thậm chí đe dọa đến tính mạng khi tham gia những trò chơi nguy hiểm…
Khi trẻ chơi một mình lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm rủi ro (Ảnh minh họa: Internet)
Để hạn chế những nguy hiểm có thể rình rập khi cho trẻ chơi một mình, các bậc cha mẹ cần thực hiện những lưu ý an toàn cần thiết và hữu ích ngay sau đây:
Tránh tình trạng hóc dị vật
Đây là trường hợp nguy hiểm trẻ thường gặp khi chơi một mình. Cha mẹ cần lưu ý là sắp xếp các vật dụng ở trong nhà sao cho hợp lý, khoa học và đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi trẻ trên 7 tuổi có nhận thức nhất định, cha mẹ cần hướng dẫn cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác những thức ăn nào có thể dùng và cách ăn đúng đắn để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Bên canh đó, các bậc cha mẹ cũng lưu ý là dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ. Những dị vật nhỏ như đồng xu, sợi dây thun, tăm tre… có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Dạy trẻ tránh bị ngạt nước
Ngạt nước là tại nạn đáng tiếc thường xuyên xảy ra khi trẻ chơi một mình mà không có người lớn bên cạnh, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng chống tai nạn ngạt nước cho trẻ cần cho trẻ đi học bơi và dạy trẻ chỉ được bơi tại bể bơi, hồ bơi đảm bảo an toàn, có nhân viên cứu hộ giám sát.
Dạy cho trẻ thói quen mặc áo phao khi bơi và tuyệt đối tránh bơi ở những bờ sông, kênh, mương… ẩn chứa nhiều nguy hiểm và có thể dẫn đến tai nạn thương tâm.
Hạn chế những vật dụng nguy hiểm trong nhà
Trẻ chơi trong nhà thì một mốt nguy hiểm khác mà các bậc cha mẹ nên lưu ý đó là những vật dụng nguy hại trọng nhà đặc biệt là khu bếp. Bạn nên có khu bếp riêng biệt, dặn trẻ không được tiếp xúc các vật dụng gây nguy hiểm như bình ga, dao, kéo, các vật dụng sắc nhọn khác.
Những thiết bị, vât dụng có khả năng gây bỏng như ấm điện, bình thủy, bàn ủi, bật lửa… cha mẹ nhớ sau khi sử dụng thì phải ngắt nguồn điện và để ở nơi mà trẻ không thể lấy được. Một lưu ý khác nữa là đối với các ổ cắm điện phải đặt ở trên cao và che chắn kĩ càng, đề phòng trẻ nghịch chơi và chọc tay vào ổ cắm.
An toàn khi chơi ở sân chơi
Sân chơi, công viên là địa điểm lý tưởng để trẻ vui chơi ngoài trời, nhưng cũng chứa đựng nhiều mối nguy hiểm như: sân chơi không an toàn, cỏ dại, mặt đất nhiều đá sỏi… Bạn cần dặn trẻ chỉ chơi ở những khu vực có rào chắn, không được đến các khu vực cấm, giúp trẻ nhận biết dấu hiệu các biển báo nguy hiểm và không được ăn các trái cây lạ.
Hạn chế những vận động nguy hiểm
Những trò chơi vận động như đạp xe, nhảy dây, trèo cây… khi trẻ chơi một mình thường rất nguy hiểm. Bạn cần dặn trẻ hạn chế tham gia những trò chơi vận động nguy hiểm, hướng trẻ đến những trò chơi an toàn, tốt cho sức khỏe và có lợi cho sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Dạy cho trẻ một số kỹ năng cần thiết
Các bậc cha mẹ nên dành một khoảng thời gian nhất định cho con trẻ để hướng dẫn, giải thích cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân và hạn chế tiếp xúc những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ chơi một mình. Dạy và cho trẻ thực hành những kĩ năng cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi trẻ chơi mà không có bố mẹ bên cạnh.
>> Xem thêm: Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ
Ảnh: Nguồn internet
Hồng Nam
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!