Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè

Chăm Sóc Bé - 01/15/2025

Thời tiết mùa hè oi bức là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, kèm theo đó là nhiệt độ tăng cao, khói bụi, ô nhiễm làm cho trẻ rất dễ lên cơn sốt. Vì vậy các bậc phụ huynh cần có những kiến thức cần thiết để bảo vệ con mình khỏe mạnh, biết cách xử lý kịp thời nếu trẻ trong tình trạng lên cơn sốt.

Thời tiết mùa hè oi bức là điều kiện rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, kèm theo đó là nhiệt độ tăng cao, khói bụi, ô nhiễm làm cho trẻ rất dễ lên cơn sốt. Vì vậy các bậc phụ huynh cần có những kiến thức cần thiết để bảo vệ con mình khỏe mạnh, biết cách xử lý kịp thời nếu trẻ trong tình trạng lên cơn sốt.

Sốt là gì?

Sốt là hiện tượng khi thân nhiệt vượt quá 37 độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng 10-15 nhịp/phút. Lúc này cơ thể bị mất nhiều nước và chất điện giải nên sẽ cảm thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều chức năng sinh lý khác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, sốt cao có thể gây co giật nếu không sơ cứu kịp thời

Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt vào mùa hè

Do nhiệt độ tăng cao: Trong những ngày hè nhiệt độ tăng cao đột ngột, là điều kiện để các loại vi khuẩn bắt đầu phát triển. Và trẻ em là đối tượng dễ bị xâm nhập vì sức đề kháng của trẻ lúc này yếu.

Nguyên nhân ở vùng miệng, họng: Thường gặp ở trẻ em mọc răng sữa, viêm họng, đau lợi, đau họng, nuốt khó và đau, đôi khi ho. Khám thấy lợi, họng sung đỏ; cơ thể trẻ lúc này không đủ chất đầy kháng nên xảy ra hiện tượng phát nóng và sốt

Nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp: Do trẻ bị mắc các bệnh viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, apxe phổi. Thông thường các bệnh này có biểu hiện là sốt cao, thở nhanh, thở bất thường, khò khè, ho, nôn, chán ăn, bỏ bú, lừ đừ; khi bệnh nặng, trẻ có thể bị tím tái môi và móng tay.

Những lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt vào mùa hè

Do các loại virus gây ra: Khi trẻ mắc các bệnh về sởi, thủy đậu. Thường có viêm long đường hô hấp, nên thấy hắt hơi, sổ mũi, ho. Sau khi sốt 3 ngày đến 1 tuần thì phát ban rõ.

Nhiễm trùng đường tiểu: trẻ bị sốt kèm theo tiểu lắt nhắt, đau khi tiểu hoặc chỉ tiểu vài giọt, tiểu không kiểm soát. Nước tiểu đục.

Nhiễm trùng huyết: trẻ có biểu hiện nhiễm trùng, sốt cao liên tục, không ăn uống được, nôn ra tất cả, li bì, mạch nhanh, thở nhanh, có thể có phát ban da...

Do cảm cúm đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ em. Trẻ sốt 2-3 ngày, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn.

Do mặc quá nhiều quần áo: trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, có thể bị sốt khi mặc quá nhiều quần áo, vì cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.

Do chế độ ăn uống, chăm sóc không đúng cách khiến hệ miễn dịch thấp không thể kháng cự lại các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

Dấu hiệu trẻ bị sốt là gì?

Khi trẻ bị sốt, đi cùng với tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao là một số biểu hiện thường gặp khác như mệt mỏi, quấy khóc, đỏ mặt, vã mồ hôi, rùng mình hay run, trẻ lớn có thể kêu đau đầu... Cần phải để ý, theo dõi diễn biến các dấu hiệu trên tuy nhiên không nên quá lo lắng, căng thẳng mà nghĩ rằng trẻ có tình trạng bệnh nặng hoặc biến chứng.

Một số trẻ nằm trong nhóm tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi khi nhiệt độ tăng cao đột ngột có thể làm xuất hiện cơn giật lúc đó gọi là trẻ có sốt cao co giật. Khi trẻ co giật có thể nhìn thấy chân, tay và một số bộ phận của cơ thể (miệng) co giật, mắt trợn ngược.

Nếu thấy tình trạng trẻ xuất hiện các nốt đỏ lan trên một khu vực rộng trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, thì đó là dấu hiệu phát ban kèm theo sốt

Cảm lạnh dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp. Bệnh thường kéo dài một hoặc hai tuần kèm theo chảy nước mũi, sốt và chán ăn trong một vài ngày, ho có thể kéo dài 2-3 tuần.

Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu như khó thở hay cá dấu hiệu bất thường, thường xuyên quấy khóc thì có thể trẻ sắp phát sốt

Những điều cần làm khi trẻ có dấu hiệu bị sốt:

Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức: Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn, từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng, từ 37 độ C nếu đo ở nách. Sau đó tiến hành dùng khăn ấm đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt; không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. Thay khăn 2-3 phút/lần và theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Lấy nhiệt độ bé 15 phút/lần, ngưng lau mát khi nhiệt độ cơ thể bé mát và trở lại bình thường. Sau đó dùng khăn lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.

Những lưu ý cần tránh khi trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt thì không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt; không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ; không nên dùng nước đá lạnh để lau hạ sốt cho trẻ; không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Không nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, vì chưa biết được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ bị sốt nên việc tự ý cho trẻ uống thuốc có thể gây nguy hiểm. Hãy đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để tìm nguyên nhân gây sốt và chỉ định thuốc điều trị. Sử dụng thuốc chữa nguyên nhân mới chính là điều trị cơn sốt, còn thuốc hạ sốt chỉ là thuốc phụ trợ, có tác dụng ức chế một phần trung tâm điều nhiệt làm giảm sốt, chứ không hạ được sốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!