Mụn cóc là loại bệnh lành tính và không quá nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng gây ảnh hưởng xấu đến yếu tố thẩm mỹ. Các vết mụn không chỉ gây cảm giác khó chịu và đau nhức mà người bệnh còn thắc mắc không biết mụn cóc có gây ngứa không?
Nguyên nhân gây mụn cóc
Mụn cóc (hay hột cơm) là bệnh do siêu vi trùng, phổ biến nhất virus HPV (Human Papilloma) ở người gây ra, có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 tháng. Người bệnh xuất hiện những đốm mụn sần sùi, có màu xám, kích thước nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ từ 2 đến vài chục milimet và không đều nhau.
Vi rút HPV xâm nhập vào da thông qua những vết trầy xước bên ngoài và hình thành mụn cóc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể như mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hay bộ phận sinh dục.
Những vết trầy xước da bị virus HPV xâm nhập, gây nên mụn cóc.
>>> Xem thêm: Mách bạn mẹo hay - cách trị mụn cóc ở tay bằng tỏi
Mụn cóc có gây ngứa không?
Thời gian qua, thắc mắc của nhiều người về vấn đề bị mụn cóc có gây ngứa không ngày càng phổ biến do tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà tốc độ phát triển nhanh hay chậm của bệnh cũng khác nhau. Ban đầu, chỉ là những đốm mụn li ti, nhưng về sau chúng liên kết thành từng mảng trên da giống như mào gà nên còn gọi là bệnh sùi mào gà.
Không phải ở trường hợp nào mắc mụn cóc cũng đều gây ngứa. Những trường hợp ở thể nhẹ, các vết mụn chỉ xuất hiện li ti và rải rác thì không gây ngứa. Còn khi đã ở giai đoạn nặng, các vết mụn hợp thành một đốm sùi thì có biểu hiện ngứa ngáy vì đã bị viêm.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc mụn cóc có gây ngứa không? thì câu trả lời là mụn cóc có thể gây ngứa nhưng còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh và cơ địa của mỗi người. Triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cảnh giáo mức độ của bệnh đã ở thể nặng và người bệnh cần phải đi khám và điều trị ngay lập tức. Nhất là khi mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục và gây ngứa thì rất nguy hiểm bởi có thể dẫn đến biến chứng nguy hại như ung thư cổ tử cung ( ở nữ giới) và ung thư dương vật ( ở nam giới).
>>> Xem thêm: Nhận biết và điều trị mụn cóc ở chân
Cách phòng ngừa mụn cóc
6 lợi ích từ liệu pháp điều trị mụn bằng tia laser
9 sai lầm khi chăm sóc da vào mùa đông
6 thói quen khiến lão hóa da sớm ở phụ nữ
Bí kíp bảo vệ làn da trong mùa đông
3 địa chỉ tìm lại tuổi thanh xuân - căng da mặt bằng chỉ 4D tại Hà Nội
- Hãy đi dép ở những nơi công cộng như phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng tập thể dục để tránh lây nhiễm vi rút HPV qua lòng bàn chân. Lựa chọn các loại giày thoáng và thay đổi tất thường xuyên để giữ chân luôn được khô ráo, sạch sẽ bởi virus gây bệnh lây qua da nên có thể lây sang người khác và dễ tái phát tại những vùng da khác của bàn chân.
- Thường xuyên rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn và tuyệt đối không được sử dụng chung giày dép với người đang bị mụn cóc để tránh nguy cơ lây bệnh.
- Ngâm chân bằng nước muối ấm mỗi buổi tối khoảng 15 đến 20 phút trước khi đi ngủ để bàn chân luôn được sạch sẽ và quá trình điều trị mụn cóc cũng nhanh hơn.
>>> Xem thêm: Những loại thuốc trị mụn cóc đơn giản mà hiệu quả cao bạn nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!