Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu

Kiến Thức Y Học - 10/03/2024

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng, giúp bạn biết được các dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn trong cơ thể. Sau đây Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn, những thông tin cần thiết khi tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm quan trọng, giúp bạn biết được các dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn trong cơ thể. Sau đây Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn, những thông tin cần thiết khi tiến hành làm xét nghiệm nước tiểu.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm được tiến hành để đánh giá, kiểm tra các thành phần trong nước tiểu, thông qua kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể cung cấp một số thông tin như:

- Nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu, bàng quang...nếu thấy có xuất hiện máu trong nước tiểu

- Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

- Phát hiện các tổn thương của thận nếu xét nghiệm nước tiểu thấy có protein

- Sớm phát hiện nguy cơ mắc sỏi thận, u tủy nhờ phân tích sinh hóa nước tiểu

- Chẩn đoán cũng như điều trị bệnh ung thư bàng quang cho phát hiện tế bào đổ ra từ niêm mạc bàng quang trong nước tiểu.

- Bên cạnh đó, nếu sau khi chẩn đoán, kết quả xét nghiệm cho những dấu hiệu không khả quan, bệnh nhân sẽ có thể được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác để xác định bệnh.

Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm các căn bệnh tiềm ẩn.

2. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm nước tiểu

- Không vận động quá nhiều

- Không ăn các thực phẩm có thể làm nước tiểu đổi màu như củ cải đường

- Những người đang hoặc sắp đến chu kỳ kinh nguyệt thì không nên làm xét nghiệm nước tiểu

- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm xét nghiệm, nếu bạn đang sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

3. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu nói lên điều gì

Để các bạn có thể có cái nhìn, cũng như nắm bắt rõ hơn quá trình xét nghiệm nước tiểu, Lily & WeCare xin cung cấp cho bạn đọc, cách đọc các chỉ số trong kết quả xét nghiệm nước tiểu, để có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào.

-Leukocytes (LEU ca):Đây chính là tế bào bạch cầu, tế bào bạch cầu nếu ở mức bình thường, sẽ cho kết quả âm tính,với chỉ số cho phép trong khoảng 10-25 :Leu/UL.

Nếu bạch cầu được phát hiện có trong kết quả xét nghiệm nước tiểu, rất có thể bạn đang bị mắc các bệnh như nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng nước tiểu, viêm nội tâm mạc...

-Nitrit (NIT): Bình thường sẽ cho kết quả âm tính, với chỉ số cho phép trong khoảng 0.05-0.1 mg/dL, nếu nitrit xuất hiện trong nước tiểu, nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

-Urobilinogen (UBG):Nếu ở trạng thái bình thường, urobilinogen sẽ không xuất hiện, nhưng nếu có một lương urobilinogen trong nước tiểu, rất có thể bạn đang mắc những bệnh về viêm gan, xơ gan...

Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu

-Billirubin (BIL): Đây là chỉ số cho thấy những dấu hiệu bất ổn trong gan và túi mật, bình thường chỉ số này sẽ không có trong nước tiểu, nhưng nếu có, bạn có thể đang mắc phải nguy cơ gan bị tổn thương, hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị tắc nghẽn.

-Protein:Hay chính là đạm, nếu cơ thể bình thường, trong kết quả sẽ không cho thấy protein xuất hiện trong nước tiểu, chỉ số cho phép của protein thường được viết là trace (vết: không sao),7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L, và nếu thấy xuất hiện protein trong kết quả xét nghiệm nước tiểu, bạn cần cân nhắc nguy cơ mình mắc các bệnh như viêm thận cấp, viêm cầu thận, đái tháo đường...

-PH:Độ PH giúp các bác sĩ đánh giá nước tiểu của bạn có tính acid hay bazo, mức độ PH 2,6-8 nghĩa là PH bình thường, nếu PH = 4 nghĩa là nước tiểu của bạn có tính acid mạnh, PH = 7 là ở mức trung tính, không phải acid, cũng không phải bazo, còn PH = 9 thì tức là nước tiểu có tính bazo mạnh.

-Blood (BLD):Chỉ số cho phép của BLD là 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL, chỉ số này sẽ giúp bác sĩ xác định, bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu, bị sỏi thận hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận hay không, trong điều kiện bình thường, sẽ không phát hiện thấy BLD trong kết quả xét nghiệm nước tiểu.

-Specific Gravity (SG):Chỉ số nhằm đánh giá mức độ đặc, loãng của nước tiểu, mức độ bình thường cho phép sẽ thường là 1.005 – 1.030.

-Ketone (KET):Nếu cơ thể bình thường, chỉ số này sẽ thường không xuất hiện, hoặc chỉ có ở mức thấp với phụ nữ mang thai, chỉ số cho phép của KET là 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L, người bình thường nếu xuất hiện chỉ số này, rất có thể người này đang bị mắc tiểu đường, hoặc người nghiện rượu, ăn thiếu carbohydrate.

-Glucose (Glu):Glucose là một loại đường có trong máu, thông thường, trong nước tiểu sẽ không có, hoặc chỉ có rất ít glucose, chính vì vậy, nếu thấy trong kết quả xét nghiệm nước tiểu có glucose, nghĩa là người đó có thể bị đái tháo đường, hoặc cũng có thể bị tổn thương thận. Chỉ số cho phép của glucose thường ở mức 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L.

-ASC (Ascorbic Acid): Với mức chỉ số cho phép là 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L, đây là một loại chất thải có trong nước tiểu, giúp đánh giá bệnh thận.

Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu

4. Một số địa chỉ tin cậy làm xét nghiệm nước tiểu

Vừa rồi là những chỉ số cơ bản trong một bản xét nghiệm nước tiểu mà các bạn cần biết, vậy làm xét nghiệm ở đâu thì uy tín, Lily & WeCare sẽ gợi ý cho độc giả, một vài địa chỉ tin cậy làm xét nghiệm nước tiểu.

Thành phố Hà Nội

- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

- Bệnh viện Đa khoa Medlatec, số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Ấp Thạnh Vinh, Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.

- Khoa huyết học truyền máu Bệnh viện Bạch Mai, số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh

- Bệnh viện Pasteur TP.HCM, số 252 Nam Kỳ, Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM.

- Trung tâm xét nghiệm Bionet, tầng trệt, khu văn phòng Vinafor, nằm tại số 64, Trương Định, phường 7, quận 3, TP.HCM.

5. Chí phí xét nghiệm nước tiểu là bao nhiêu?

Hiện tại, chi phí cho một lần xét nghiệm nước tiểu tại Bệnh viện Pasteur là 50.000 đồng, đối với các bệnh viện khác thì độ chênh lệch giá xét nghiệm không quá nhiều. Tuy nhiên, để biết chính xác chi phí làm xét nghiệm tại những bệnh viện bạn đang muốn lựa chọn, có thể gọi điện hoặc liên hệ trực tiếp đến các địa chỉ này, để được cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về xét nghiệm nước tiểu, những điều cần lưu ý trước khi làm xét nghiệm cũng như các chỉ số xét nghiệm và thông tin về địa chỉ khám tin cậy. Hi vọng với những hiểu biết này, độc giả đã có thể có những kiến thức cơ bản để tư đánh giá tình trạng sức khỏe của mình.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!