Năm 1978, lần đầu tiên phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện thành công mang lại niềm hy vọng cho các cặp vợ chồng vô sinh, cho đến nay các kĩ thuật trong thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm và các phương pháp bảo quản tinh trùng, trứng và phôi ngày càng phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các phương pháp này, nhất là phương pháp bảo quản và đông lạnh phôi.
Hiểu được điều này, bài viết hôm nay Lily & WeCare sẽ cung cấp thêm cho bạn một vài thông tin về quá trình bảo quản vàđông lạnh phôi cũng như một vài lưu ý trong khi thực hiện phương pháp này.
1. Thế nào là đông lạnh phôi?
Đông lạnh phôi là phương pháp trữ lạnh phôi ở nhiệt độ cục thấp (-196 °C) trong nitơ lỏng để làm ngưng hoàn toàn các phản ứng enzyme nội bào, hô hấp tế bào, chuyển hóa và phát triển... giúp lưu giữ phôi trong thời gian rất dài, mà khi rã đông những phôi này vẫn có thể phát triển bình thường.
Các phương pháp bảo quản và đông lạnh phôi hiện nay gồm có hai phương pháp chính là: đông lạnh phôi bằng phương pháp làm lạnh chậm và đông lạnh phôi bằng phương pháp làm lạnh nhanh hay còn gọi là phương pháp thủy tinh hóa.
Phương pháp đông lạnh phôi giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con như mong muốn.
2. Các bước cần tiến hành trong bảo quản và đông lạnh phôi
Chọn phôi
Chọn phôi là một trong số những bước quan trọng nhất của quá trình đông lạnh phôibởi phôi được chọn để trữ lạnh phải là phôi có chất lượng cao nhất để có thể sống sót và phát triển tốt sau khi đã giải đông.
Môi trường đệm
Cũng giống như nuôi cấy tế bào động vật, trong kỹ thuật đông lạnh phôi cũng cần có môi trường đệm. Đối với phôi của những loài động vật khác nhau thì cần có môi trường đệm cũng khác nhau. Ví dụ như: PBS chứa 20% huyết thanh bê là môi trường đệm thường dùng cho trữ lạnh phôi bò. Ở các loài động vật khác môi trường đệm thường dùng là HEPES với 10-15% huyết thanh bê.
Đối với người, môi trường đệm thích hợp nhất là HEPES 20mM thay thế cho hệ đệm bicarbonate và có thể thêm khoảng 0,5-1% HAS hoặc 10-15% huyết thanh của chính người nhận.
Chất bảo quản lạnh
Glycerol, ethylene glycon, polyvinyl pyrolydine (PVP), DMSO và sucrose là các chất thường được sử dụng bổ sung như là các chất bảo vệ chống lại sự đông lạnh phôi. PVP và sucrose sẽ có tác dụng khử nước tự do bên trong tế bào nhưng chúng không thể xâm nhập vào tế bào. Trong khi đó, Glycerol và DMSO, ethylene glyconcó tác dụng khử nước tự do trong nội bào và tế bào giúp bảo vệ cytoplasm đi sâu vào trong.
Ở người, chất bảo quản phôi thường được sử dụng nhiều nhất là 1,2-propanediol (PROH) và dimethyl sulfoxide DMSO. Khả năng sống sót của các phôi có liên quan đến nồng độ các chất bảo quản đông lạnh phôi được thêm, phương pháp thêm, nhiệt độ mà tại thời điểm các chất bảo quản được thêm vào và cuối cùng là thời gian cân bằng.
Dụng cụ chứa phôi trong đông lạnh
Phôi có thể được đựng trong các ống nhựa nhỏ, ống thuốc tiêm hoặc các cọng rạ dùng riêng cho việc đông lạnh tinh trùng (0.25ml hay 0.5ml).
Thiết bị làm lạnh và đông
Trong phương pháp làm lạnh và đông phôi, người ta có thể sử dụng ancohol đặt vào vật chứa phôi như là một môi trường làm lạnh, sau đó đưa phôi vào đá khô hoặc nitơ lỏng. Trong các thiết bị chuyên dùng thì chất làm lạnh chủ yếu là nitơ lỏng, tuy nhiên đôi khi người ta cũng sẽ dùng nguồn điện để hạ nhiệt. Ngoài ra còn có một số thiết bị hiện đại có thể được chương trình hóa tốc độ giảm nhiệt vì thế việc đông lạnh sẽ trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao hơn.
Tốc độ làm lạnh
Sau tất cả các bước, dựa vào những nguyên tắc trình bày trong phần trên, những phác đồ nhằm trữ phôi sẽ được đưa ra và hoàn chỉnh dần. Hai loại phác đồ được sử dụng rộng rãi hiện nay là áp dụng cho phôi giai đoạn sớm (trước phôi nang) và cho giai đoạn muộn (phôi nang).
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
3. Những điểm cần lưu ý trong kỹ thuật đông lạnh phôi
Tạo mầm tinh thể: đây là bước làm quyết định thành công của kỹ thuật làm lạnh chậm. Mặc dù hiện nay các máy làm lạnh đều đã có tùy chọn tạo mầm tinh thể tự động nhưng độ tin cậy vẫn không thể bằng thao tác bằng tay có kiểm soát. Vì thế bạn nên lưu ý điểm này khi có ý định đi trữ lạnh phôi.
Đối việc dùng huyết thanh trong đông lạnh phôi, mặc dù cơ chế của việc dùng huyết thanh trong trữ lạnh phôi đến nay vẫn chưa được làm rõ nhưng các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng việc dùng huyết thanh trong môi trường trữ lạnh sẽ giúp gia tăng tỷ lệ có thai cũng như tỷ lệ thai làm tổ sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên nếu dùng huyết thanh trong trữ lạnh sẽ làm tăng nguy cơ phôi mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như bạn phải chấp nhận tính không ổn định của huyết thanh với rất nhiều thành phần không thể nào xác định được.
Thao tác thực hiện và thời gian lưu trữ: theo các nghiên cứu cho thấy chỉ 40 giây ở nhiệt độ phòng đã có thể ảnh hưởng đến chất lượng của phôi đang được trữ lạnh. Vì vậy, các yêu cầu thao tác trong quy trình trữ lạnh là rất quan trọng. Bên cạnh đó tuy các báo cáo cho rằng khả năng sống của phôi sẽ giảm đi sau 4 năm lưu trữ, nhưng cũng nhiều báo cáo khác cho thấy phôi có thể lưu trữ an toàn trong thời gian kéo dài đến 8 năm. Tuy nhiên sau những nghiên cứu kiểm tra hầu hết đều thống nhất cho rằng khả năng sống và làm tổ của phôi sẽ không bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian tối đa được chấp nhận là khoảng 5 năm.
Như vậy có thể nói bảo quản và đông lạnh phôi là phương pháp hàng đầu trong việc giúp tăng cơ hội thụ thai cho bệnh nhân đang điều trị các bệnh như vô sinh, cho phép người bệnh chủ động hơn trong điều trị vô sinh, bên cạnh đó đông lạnh phôi còn cho phép người bệnh được chuyển phôi với số lượng giới hạn để giảm tỷ lệ đa thai, hoặc là hõan chuyển phôi nếu có nguy cơ quá kích buồng trứng nặng. Hi vọng với bài viết trên của Lily & WeCare bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình và yên tâm hơn khi có quyết định dùng phương pháp bảo quản và đông lạnh phôi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!