Beta hCG (human chorionic gonadotropin) là một hormone sản sinh trong quá trình mang thai và có thể cho bạn biết nhiều thông tin về thời kỳ mang thai của bạn. Dựa vào chỉ số hCG, các bác sĩ có thể nhận biết được liệu bạn đã mang thai hay chưa, có bị mang thai ngoài tử cung không hay là có phải bị sảy thai không, cùng rất nhiều những thông tin hữu ích khác.
Trong lần đầu đi khám thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hCG của bạn và xác nhận xem liệu có phải bạn đang có thai hay không? Bác sĩ cũng có thể kiểm tra được tình hình phát triển của thai nhi như thế nào thông qua nồng độ beta hCG. Nhiều bà mẹ lo lắng không biết liệu nồng độ hCG giảm có phải là do sảy thai hay không. Những chia sẻ sau về nồng độ hCG trong cơ thể sẽ giúp các mẹ hiểu thêm về chỉ số này, cũng như cách phòng tránh và điều trị cho mẹ bầu khi bị sảy thai.
Mức độ hCG như thế nào là chuẩn?
Tùy thuộc vào tuổi của thai nhi mà hàm lượng hCG trong cơ thể người mẹ phải đạt được một mức nhất định. Các bác sĩ sẽ sử dụng một biểu đồ tiêu chuẩn để đánh giá hàm lượng hCG theo tuổi thai có nằm trong phạm vi bình thường không. Nếu thấy chỉ số này không nằm trong phạm vi bình thường, các bác sĩ sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến việc chỉ số hCG tăng hoặc giảm. Chỉ số này cũng được coi là một trong những yếu tố đánh giá về tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường, nồng độ hCG sẽ giảm đáng kể nếu bạn bị sảy thai.
Nếu như nồng độ hCG của bạn giảm do biến chứng khi mang thai, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng các kết quả định lượng để chẩn đoán xem liệu bạn có nguy cơ bị sảy thai hay không?
Nồng độ hCG thấp có nói lên được là mẹ đã bị sảy thai hay không?
Trong giai đoạn đầu, khi bạn vừa mới thụ thai mà thấy nồng độ hCG thấp thì cũng không nên quá lo lắng, bởi trong giai đoạn này nồng độ hCG vẫn chưa kịp tăng cao. Tuy nhiên trong các giai đoạn sau, nếu kiểm tra nồng độ hCG thấp thì bạn nên đến trung tâm y khoa để được chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng hiện tại của thai nhi, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bào thai có gì đó không ổn.
Nguyên nhân khiến nồng độ hCG thấp có thể là do túi thai trống (một bên trứng bị hỏng), có thai ngoài tử cung hoặc nặng hơn là sảy thai. Bất kể một giai đoạn nào trong quá trình phôi thai bám vào tử cung đều được phản ánh thông qua nồng độ hCG.
Nếu một phụ nữ bị sảy thai, lượng hCG sẽ giảm mạnh, sau đó dần trở lại bình thường vào khoảng từ 4-6 tuần sau đó. Ở những người có nồng độ hCG ban đầu cao, sẽ phải mất thời gian dài để nồng độ hCG trở về như ban đầu. Tất nhiên không phải lúc nào nồng độ hCG giảm cũng là do sảy thai, tuy nhiên nó dự đoán điều bất thường xảy ra với thai nhi nên mẹ cần phải hết sức chú ý.
Các triệu chứng của sảy thai mà các mẹ cần hết sức lưu ý
Sảy thai có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng thường gặp nhất của sảy thai đó là chảy máu âm đạo, chuột rút, đau lưng hoặc thấy giảm dấu hiệu của thai kỳ một cách đột ngột.
Một số phụ nữ có thai nhưng không biết và đến khi sảy thai họ cũng lầm tưởng rằng đó là chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
Cách phòng tránh, chăm sóc và điều trị khi bị sảy thai
Nếu thai của bạn vẫn còn non thì khi bị sảy thai, cơ thể sẽ tự đào thải hết các mô bào thai ra ngoài. Tuy nhiên đối với những bào thai lớn, cơ thể không thể đào thải hết các mô thai, cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chỉ định xem có nên uống thuốc hay phải nạo hút hết bào thai còn sót lại trong tử cung hay không.
Hãy cố gắng phòng tránh để giảm nguy cơ bị sảy thai xuống mức thấp nhất bằng các chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, tránh lao động nặng nhọc và uống các vitamin để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!