Nồng độ vitamin D và ung thư vú: Mối liên hệ mật thiết

Ung Thư - 05/05/2024

Viện Ung thư Kaiser Permanente - Roswell Park mới đây đã công bố một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nồng độ vitamin D cao có liên quan tới việc tăng khả năng sống cho những phụ nữ bị mắc ung thư vú. Nghiên cứu được công bố trực tuyến vừa mới đây trên trang JAMA Oncology.

Viện Ung thư Kaiser Permanente - Roswell Park mới đây đã công bố một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nồng độ vitamin D cao có liên quan tới việc tăng khả năng sống cho những phụ nữ bị mắc ung thư vú. Nghiên cứu được công bố trực tuyến vừa mới đây trên trang JAMA Oncology.

Vitamin D là một vi chất quan trọng của cơ thể, thường được biết đến với vai trò duy trì xương chắc khoẻ. Tuy nhiên, ít người trong chúng ta biết rằng sự thiếu hụt vitamin D còn có liên quan tới nguy cơ của nhiều loại ung thư.

Phụ nữ có nồng độ vitamin D cao hơn trong cơ thể có thể tăng gần một phần ba khả năng sống sót nếu họ mắc ung thư vú.

Chúng ta có thể thu nạp vitamin D vào cơ thể qua các nguồn chính sau: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn dầu cá béo, bổ sung vitamin, các loại sữa và ngũ cốc. Các nhà nghiên cứu tin rằng vai trò của D có liên quan trong việc thúc đẩy sự phát triển tế bào bình thường ở tuyến vú, đồng thời ức chế sự sinh sản và phát huy vai trò tiêu diệt các tế bào ung thư.

Nồng độ vitamin D và ung thư vú: Mối liên hệ mật thiết

Một số nguồn thu nạp vitamin D chính cho cơ thể

Theo Lawrence H. Kushi, SCD - nhà nghiên cứu khoa học của Kaiser Permanente Division - Bắc California, đồng thời là điều tra viên chính của Viện nghiên cứu ung thư Kaiser Permanente, qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ có nồng độ vitamin D cao có 30% khả năng sống sót khi mắc ung thư vú so với phụ nữ có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp.

Lawrence H. Kushi, SCD cho biết, nghiên cứu này được tài trợ của Viện Ung thư Quốc gia, bắt đầu vào năm 2006. Những người tham gia cung cấp các mẫu máu trong vòng hai tháng để chẩn đoán và trả lời các câu hỏi về chế độ ăn uống, lối sống và các yếu tố nguy cơ khác và được nghiên cứu liên tục theo chu kì sáu tháng rồi đến hai, bốn, sáu và tám năm.

PGS - TS chuyên ngành ung thư Song Yao, tác giả chính của nghiên cứu thuộc Viện Ung thư Roswell Park cho biết: Nghiên cứu đã tiến hành trên các yếu tố gây ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D trong cơ thể như: tuổi tác, béo phì, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội và một số đặc điểm khối u đã được theo dõi có ảnh hưởng đến kết quả ung thư vú để đảm bảo rằng những tác động mà quá trình quan sát thấy là độc lập với các yếu tố bên ngoài.

Theo ông Song Yao, sau bảy năm nghiên cứu ở nhiều đối tượng như phụ nữ đang giai đoạn tiền mãn kinh, ung thư vú nguyên phát và ung thư vú xâm lấn, các nhà khoa học tìm ra rằng những bệnh nhân này có nồng độ vitamin D cao trong cơ thể sẽ có tỉ lệ sống sót cao hơn.

Nồng độ vitamin D và ung thư vú: Mối liên hệ mật thiết

Phụ nữ có nồng độ vitamin D cao có 30% khả năng sống sót khi mắc ung thư vú so với người có nồng độ thấp.

Mặc dù nghiên cứu này không xem xét các tác động của vitamin D được nạp từ thực phẩm hàng ngày so với việc bổ sung viên vitamin D, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mức thu nạp vitamin D cần thiết hàng ngày là (600 IU cho những 1-70 tuổi và đang mang thai hoặc cho con bú, và 800 IU cho những hơn 71 tuổi). GS. Kushi cũng thuộc trong nhóm nghiên cứu này cho biết: Càng tìm hiểu về vitamin D, chúng ta càng nhận thức rõ rằng loại vi chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống và tiên lượng ung thư. Nghiên cứu này góp phần thêm vào các bằng chứng cho thấy vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng.

Hiện, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu các mẫu khối u, tiến hành đánh giá các gen di truyền và thu thập thông tin về đặc điểm của khu vực mà các phụ nữ cư trú.

Ngoài ra, trong hai nghiên cứu riêng biệt được công bố vào năm 2013 các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ các sản phẩm sữa có chất béo cao bị mắc ung thư vú có nguy cơ tử vong cao hơn và giảm nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân đang cho con bú.

Mai Hương - Học Viện Quân Y

(theo Sheela Philomena)

>>> Xem thêm: Sự thiếu hụt vitamin D và hậu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!