Chảy nước mũi là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là với trẻ nhỏ. Tình trạng chảy nước mũi là một biểu hiện, triệu chứng của nhiều bệnh lí liên quan đến đường hô hấp. Bài viết này, Lily & WeCare xin cung cấp tới bạn một số thông tin về hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân của hiện tượng chảy nước mũi
Cấu tạo bên trong mũi có một lớp niêm mạc, trên bề mặt của lớp niêm mạc này có bao phủ một lớp nhầy. Lớp nhầy này có chức năng bảo vệ với tác dụng giữ lại các bụi bẩn, các loại vi khuẩn sau đó sẽ vận chuyển xuống cổ họng. Khi các lớp niêm mạc trong mũi bị dị ứng bởi bất kì một yếu tố nào đó như: dị vật, hóa chất, khối u, viêm nhiễm... sẽ kích thích sinh dịch ở các tế bào dưới lớp niêm mạc. Việc dịch tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ gây nên hiện tượng chảy nước mũi ở trẻ.
2. Chẩn đoán bệnh qua màu nước mũi
Bình thường, mũi trẻ luôn khô ráo và chỉ khi bị bệnh mũi mới có hiện tượng chảy nước mũi để cảnh báo cho bạn biết tình hình sức khỏe của trẻ. Màu sắc và mùi của nước mũi là sự biểu hiện các bệnh lý đặc biệt khác nhau.
Nước mũi có màu loãng, trong suốt như nước hoặc có màu hơi vàng
Nếu trẻ bị chảy nước mũi nhiều, đặc biệt nước mũi không màu hoặc có màu vàng, loãng thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm, phong hàn. Đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý về mũi khác như viêm mũi cấp tính, viêm mũi dị ứng... Nếu trẻ bị cảm cúm, phong hàn thì niêm mạc mũi, amidan, vách họng sẽ bị xung huyết có màu hơi đỏ. Còn nếu trẻ vị viêm mũi thì niêm mạc mũi lại có màu trắng hoặc màu xanh xám. Tùy theo các biểu hiện khác nhau ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn được phương pháp khắc phục, điều trị cho trẻ.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối sinh lý tại nhà đúng cách
Nước mũi là dịch nhầy có mùi tanh
Vệ sinh mũi bằng cách hút sạch dịch mũi và nhỏ nước muối sinh lý.
Trẻ bị chảy nước mũi có dịch nhầy và mùi tanh thì có thể đó là hiện tượng viêm xuất tiết mũi. Với trẻ như vậy, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ.
Nước mũi có màu trắng đục có mùi hôi
Nếu thấy trẻ có biểu hiện chảy nước mũi có màu trắng đục cộng thêm với mùi hôi thì rất có khả năng trẻ đã mắc chứng viêm xoang hoặc viêm mũi do chất casein. Ở trường hợp này cần đưa bé đến bệnh viện khám và thực hiện xét nghiệm kĩ hơn để tìm ra nguyên nhân.
Nước mũi hơi đặc có màu vàng hoặc xanh
Hiện tượng trẻ bị chảy nước mũi mà nước mũi hơi đặc lại có màu vàng hoặc xanh thì có khả năng trẻ nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm. Trong trường hợp này, trẻ cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng đây cũng là dấu hiệu khác của các bệnh lý viêm xoang.
Nước mũi có màu đỏ hoặc nâu
Nếu thấy nước mũi trẻ có màu đỏ hoặc nâu thì nên đưa bé đếm khám bác sĩ sớm.
Việc trẻ bị chảy nước mũi có màu đỏ hoặc nâu sẽ cảnh báo tình trạng mũi trẻ có thể bị tổn thương các mạch máu. Tổn thương mạch máu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân.
Nước mũi đặc có màu đen
Làm sao để trẻ an toàn dưới nước?
Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ sơ sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh, cần sự lưu tâm của mỗi cá nhân
Nếu trẻ bị chảy nước mũi có màu đen hơi đặc sẽ xảy ra khả năng mũi trẻ bị mắc phải dị vật hoặc hít phải khói bụi quá nhiều. Trong trường hợp này, phụ huynh nên dùng dung dịch muối để vệ sinh mũi và kiểm tra xem mũi trẻ có bị mắc hiện vật hay không để có phương án xử lí kịp thời.
Dấu hiệu màu sắc và mùi của dịch chảy nước mũi sẽ phản ảnh một phần nào đó về tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì vây, việc kiểm tra màu nước mũi ở trẻ là một biện pháp tốt giúp các bậc phụ huynh chăm sóc, theo dõi sức khỏe của các con.
>>> Xem thêm: Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!