Nước ngọt có ga và hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái

Sức Khỏe Tình Dục - 05/05/2024

Nước ngọt có ga xuất hiện vào khoảng thế kỉ 18 và tới nay đã trở thành thức uống phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Với màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngọt, loại nước này được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn nhỏ. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Mỹ mới đây đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể liên quan tới việc sử dụng nước ngọt có ga.

Nước ngọt có ga xuất hiện vào khoảng thế kỉ 18 và tới nay đã trở thành thức uống phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Với màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngọt, loại nước này được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn nhỏ. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Mỹ mới đây đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể liên quan tới việc sử dụng nước ngọt có ga.

Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) đã tiến hành theo dõi gần 5.600 bé gái trong độ tuổi 9-14 từ năm 1996 đến 2001 và nhận thấy trẻ uống hơn 1,5 khẩu phần nước ngọt mỗi ngày sẽ dậy thì sớm 2 tháng so với trẻ uống dưới 2 khẩu phần một tuần. Kết quả này hoàn toàn độc lập với chỉ số cơ thể của các bé gái (tỷ lệ cân nặng-chiều cao), lượng thực phẩm trẻ ăn hay trẻ có tập thể dục hay không.

"Có kinh nguyệt sớm là một yếu tố nguy cơ gây chứng trầm cảm độ tuổi thanh thiếu niên và ung thư vú khi trưởng thành", tác giả nghiên cứu Jenny Carwile, tiến sĩ tại trường sức khỏe cộng đồng Harvard, ở Boston (Mỹ) nói.

Nước ngọt có ga và hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái Nước ngọt có ga là đồ uống ưa thích của nhiều đối tượng trong đó có trẻ nhỏ

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở các bé gái tiêu thụ đường nhiều trung bình là 12,8, trong khi đó với những trẻ uống ít nước ngọt có ga độ tuổi này sẽ là 13.

Hiện nay, lý do vì sao nước ngọt có ga lại làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ vẫn chưa thực sự rõ ràng. "Chúng tôi nghĩ có thể phải nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của việc ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường", tiến sĩ Carwile nói.

Trong nghiên cứu, các bé gái phải điền vào một bảng câu hỏi mỗi năm về những gì mình ăn. Từ các số liệu này, các nhà nghiên cứu có thể tách ra lượng đường mà những cô bé nhận được từ đồ uống, tách biệt với lượng đường từ các loại thực phẩm khác.

Theo tác giả Carwile, nước ngọt chứa đường sucroza, glucoza và siro bắp liên quan với việc tăng cân và nghiên cứu cho thấy một tác động tiêu cực khác của loại đồ uống này. Báo cáo về nghiên cứu này được đăng trên tạp chí sức khỏe sinh sản Human Reproduction.

Đồng tác giả công trình Karin Michel, chuyên gia về sản phụ khoa và sinh học sinh sản tại Trường y Harvard, coi nghiên cứu này là "thêm một lý do để chúng ta hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa đường, nhất là với trẻ em", bao gồm soda, nước trái cây ngọt và trà ngọt.

Bà Carwile nhấn mạnh nước soda không đường và nước ép trái cây không liên đến bất cứ sự khác biệt nào về độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở bé gái. Michels lưu ý nghiên cứu này không chứng minh trực tiếp rằng nước uống có đường ngọt gây ra dậy thì sớm. "Chúng tôi cho thấy một mối liên quan. Chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán về các cơ chế gây ra điều này", bà nói.

Nước ngọt có ga và hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái Thức ăn giàu glycemic có thể gây tăng nhanh nồng độ insulin trong cơ thể, đây là yếu tố liên quan đến dậy thì sớm.

Theo bà, các loại nước uống thêm đường có chỉ số glycemic (cho thấy lượng gluco trong máu) cao hơn là đồ uống ngọt tự nhiên như nước trái cây. Thức ăn giàu glycemic có thể gây tăng nhanh nồng độ insulin trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nồng độ hoóc môn tình dục - yếu tố liên quan đến dậy thì sớm.

Việc thiếu một kết quả rõ ràng về nguyên nhân - hệ quả khiến Hiệp hội đồ uống Mỹ bày tỏ một số lo ngại trước nghiên cứu này.

"Cả nghiên cứu lẫn bản thân các nhà khoa học đều không cho thấy việc sử dụng đồ uống chứa đường gây dậy thì sớm. Có cơ sở khoa học chứng minh các bé gái hiện nay dậy thì sớm hơn thế hệ trước, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân gây ra xu hướng này", Hiệp hội này cho biết trong một thông cáo.

Samantha Heller, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm y tế Langone, Đại học New York (Mỹ) cho rằng: "Đồ uống có đường, chẳng hạn như soda, không có giá trị dinh dưỡng. Mọi người có thể tự hỏi giá trị dinh dưỡng là gì - thì đó chính là vitamins, khoáng chất và protein. Khi những chất này được thay thế bởi các đồ uống chứa đường có thể dẫn tới các vấn đề về chuyển hóa", bà nói.

Theo bác sĩ Heller, dù nguyên nhân gây dậy thì sớm là gì, thì chúng ta cũng không nên sử dụng các loại đồ uống có đường hay nước ngọt thường xuyên, cho dù ở lứa tuổi nào để bảo vệ sức khoẻ.

Nguồn: VnExpress

>>> Xem thêm: Top 5 thực phẩm tưởng tốt nhưng lại khiến trẻ dậy thì sớm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!