Ở tuổi dậy thì, bạn khó tránh khỏi 7 loại bệnh này

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Tuổi dậy thì có những thay đổi về sinh lý rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý. Ngược lại, có những dấu hiệu về bệnh lý lại bị bỏ qua do ngỡ đó chỉ là sự thay đổi bình thường. Dưới đây là một số bệnh dễ gặp ở tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì có những thay đổi về sinh lý rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý. Ngược lại, có những dấu hiệu về bệnh lý lại bị bỏ qua do ngỡ đó chỉ là sự thay đổi bình thường. Dưới đây là một số bệnh dễ gặp ở tuổi dậy thì.

1. Sâu răng

Hầu hết ai cũng ít nhiều có một hoặc vài chiếc răng sâu. Do vậy, ai cũng biết đau răng là rất khổ sở. Khi bị đau răng thì bạn nên làm thể nào? Dưới đây là mẹo đơn giản giúp bạn giảm đau răng tạm thời:

- Súc miệng bằng nước đun sôi để nguội và dùng tăm để xỉa hết thức ăn còn dính ở răng.

- Đắp khăn mặt lạnh hay túi chườm lạnh lên mặt về phía răng đau.

- Khi cả hai phương pháp trên đều không hiệu quả thì có thể dùng thuốc giảm đau. Hòa tan bột thuốc giảm đau vào nước, dùng bông y tế lau sạch nước bọt trong lỗ răng sâu, vê bông sạch thành hình cầu, thấm nước thuốc rồi nhét vào lỗ răng sâu, đồng thời đắp khăn mặt ướt lên mặt.

Sau khi đã xử lý để giảm đau tạm thời, bạn cần phải đi khám bác sĩ để được khám và điều trị .

Để phòng bệnh sâu răng, bạn cần tham khảo các phương pháp sau đây:

- Tạo thói quen nhai kỹ sau khi ăn và nhất định sau đó phải súc miệng.

- Không ăn vặt, hạn chế đồ ngọt

- Phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Ở tuổi dậy thì, bạn khó tránh khỏi 7 loại bệnh này

2. Hôi miệng

Hôi miệng sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong mọi công việc, nhất là trong giao tiếp. Nhưng điều quan trọng nhất là người bị chứng này lại không hề biết, trong mồm mình phát ra mùi hôi.

Hôi miệng có hai nguyên nhân, thứ nhất là do một loại bệnh nào đó gây nên, hai là do ăn quá nhiều thức ăn có mùi vị nặng như hành, tỏi mà miệng có mùi hôi đặc biệt.

Nguyên nhân đầu thường gặp nhất là do răng miệng không sạch hoặc là bệnh đường ruột, tiểu đường, viêm khoang mũi. Trong những trường hợp này chỉ có chữa khỏi các bệnh dẫn đến hôi miệng chứ không có cách nào khác làm cho miệng hết hôi.Hiện nay, trên thị trường có bán các loại thuốc thơm để xịt miệng, nói chỉ có tác dụng trong trường hợp hôi miệng nhất thời.

3. Hôi nách

Ở tuổi dậy thì, bạn khó tránh khỏi 7 loại bệnh này

Trong thực tế, nhiều người không hề biết mình bị hôi nách. Hôi nách thường là mang tính di truyền, sau thời kỳ dậy thì, nam nữ thanh niên mắc bệnh này khá nhiều, nhất là các bạn nữ.

Về việc điều trị, nếu chỉ hôi nách ở mức độ nhẹ, tốt nhất là rửa sạch nách rồi bôi bột phèn chua cũng có thể làm giảm mùi hôi hoặc bạn có thể dùng loại lăn nách hiện có bán nhiều trên thị trường. Với những người bị nặng thì phải điều trị lỗ chân lông ở nách bằng phương pháp phân tích điện khí hoặc phẫu thuật vùng nách. Phương pháp này điều trị được triệt để bệnh hôi nách nhưng có điều cần phải khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa về da.

4. Mụn trứng cá

Nguyên nhân gây mụn trứng cá là do chất cặn bã bịt kín lỗ chân lông và lỗ chân lông bị nhiễm trùng gây nên. Bài tiết không tốt, chất thải tích lại trong cơ thể, kích thích da làm sinh ra trứng cá. Rửa mặt thường xuyên, tránh không sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều chất dầu có thể làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Khi bị trứng cá, cần phải dùng dụng cụ chuyên dùng để nặn trứng các chứ không nên dùng tay để nặn. Để tránh không bị mưng mủ, sau khi nặn xong phải bôi thuốc sát trùng vào miệng vết nặn.

Nếu điều trị mụn trứng cá bằng thuốc, có thể dùng hoóc môn hoặc tiêm vitamin theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

5. Kinh nguyệt thất thường

Dù là nữ thanh niên hay phụ nữ đã trưởng thành thì cũng có khá nhiều người bị mắc chứng bệnh này. Thường thường người ta không coi đây là một chứng bệnh, nhưng nếu không đặc biệt chú ý thì rất có thể nó sẽ gây nên những bệnh rất nghiêm trọng.

- Kinh nguyệt quá ít hoặc không có kinh: Rất có thể những trường hợp này là do tử cung phát triển không hoàn chỉnh, cơ năng buồng trứng có trở ngại hoặc kết hạch cơ quan sinh dục. Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, dễ mệt mỏi, chỉ cần điều trị bằng hoóc môn là khỏi.

- Kinh nguyệt quá nhiều: Những người mắc chứng này thường bị đau bụng khi hành kinh, điều trị bằng hoóc môn là khỏi.

- Thống kinh: Kinh nguyệt có đều nhưng kèm theo đau bụng dưới hoặc ngang eo, đa số là vì tử cung phát triển không hoàn chỉnh, cũng có thể điều trị bằng hoóc môn là khỏi.

- Chất dịch dị thường: Trong những trường hợp bình thường, chất dịch tiết ra ở người con gái phải là không màu và không mùi, nếu bị nhiễm khuẩn thì sẽ có mùi là và cảm thấy khó chịu.

Nếu có chất dịch trắng tiết ra trong cả tháng thì có thể là bị viêm cổ tử cung, cần phải kịp thời điều trị.

Ở tuổi dậy thì, bạn khó tránh khỏi 7 loại bệnh này

6. Mất ngủ

Mất ngủ có rất nhiều dạng, nhiều nhất là chứng mất ngủ do chứng bệnh thần kinh, rõ ràng là ngủ rất tốt nhưng lại luôn cảm thấy như là mình chưa ngủ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do luôn luôn lo nghĩ rằng “ nếu không ngủ được thì sẽ rất tồi tệ”, do vậy, cơ thể chỉ hơi có một chút biến đổi là sẽ sinh ra hiện tượng mất ngủ.

Một khi đã mắc bệnh mất ngủ thì tốt nhất là phải đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ. Ngoài yếu tố tâm lý ra, mất ngủ còn là vấn đề của tư thế khi nằm ngủ, nhìn chung ba tư thế nằm dưới đây giúp bạn dễ ngủ:

-Nằm ngửa, chân tay dang thoái mái.

-Nằm nghiêng về một bên trái thì chân trái duỗi thẳng, chân phải co, tay trái duỗi theo thân người, tay phải hơi co và đặt trên bụng, nếu nằm nghiêng về bên phải thì cũng giữ tư thế như vậy nhưng ngược lại.

-Nằm ngửa giống như tư thế của trẻ nhỏ, nằm ngửa hai tay duỗi dọc theo thân, không đặt tay lên ngực.

Cho dù nằm tư thế nào thì cũng không nên tạo gánh nặng cho tim, tốt nhất là một tay vòng lên gần huyệt thái dương, một tay duỗi theo chân. Trong các tư thế ngủ trên thì tư thế nằm ngửa là tốt nhất. Người có tư thế ngủ không đúng nên sửa lại mới có thể đạt được mục đích có một giấc ngủ sâu.

7. Áp lực về tinh thần

Đau đầu, lo lắng, ăn không ngon không rõ nguyên nhân là những đặc trưng của áp lực về tinh thần. Khi triệu chứng nhẹ, tự mình không cảm thấy được, nhưng sau khi vượt quá một thời hạn nào đó, trong một lúc ngẫu nhiên sẽ có một việc nào đó như một mồi thuốc súng dẫn đến những bệnh về tinh thần.

Biểu hiện của áp lực về tinh thần:

-Sợ suy nghĩ sự việc, dù có nghĩ đến cũng không giải quyết được việc gì.

-Hay thờ thẫn, thỉnh thoảng hay bị hoa mắt chóng mặt

-Khi nói chuyện với mọi người thì cảm thấy lo lắng, bất an, không thích nói năng.

-Hay quên, không tự tin trong công việc, không tập trung làm việc được.

Sự mệt mỏi bao gồm mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Nếu sự mệt mỏi về thể xác chưa được loại trừ thì không thể tiếp tục làm việc được nhưng sự mệt mỏi về tinh thần cho dù chưa được khắc phục thì vẫn có thể tiếp tục làm việc như bình thường, đó là do sự mệt mỏi về tinh thần không làm giảm cơ năng làm việc. Sự mệt mỏi về tinh thần thường được tích lũy lại mà bản thân chúng ta không hề cảm nhận thấy, dần dần nó sẽ dẫn đến những triệu chứng của áp lực về tinh thần.

Để ngăn ngừa áp lực về tinh thần gây nên cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra áp lực về tinh thần rồi sau đó áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

>>> Xem thêm: Những chứng bệnh tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì và cách phòng tránh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!