Ốm nghén 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần quan tâm 2

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có triệu chững bị ốm nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu. Các triệu chứng thường xuất hiện như là buồn nôn, nôn ói,.. tuy nhiên, không phải cứ buồn nôn là các mẹ đổ lỗi do ốm nghén. Để có thể hiểu hơn về tình trạng ốm nghén 3 tháng đầu, Lily & WeCare cung cấp cho mẹ các thông tin cần thiết sau.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều có triệu chững bị ốm nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu. Các triệu chứng thường xuất hiện như là buồn nôn, nôn ói,.. tuy nhiên, không phải cứ buồn nôn là các mẹ đổ lỗi do ốm nghén. Để có thể hiểu hơn về tình trạng ốm nghén 3 tháng đầu, Lily & WeCare cung cấp cho mẹ các thông tin cần thiết sau.

Dấu hiệu nhận biết ốm nghén

Theo các chuyên gia, ốm nghén ở mỗi mẹ bầu khác nhau, có người nghén nặng và có người nghén nhẹ.Thời điểm ốm nghén chung của tất cả các bà bầu là sau khi tắt kinh.

Triệu chứng nghén nhẹ như sau

  • Mẹ bầu cảm thấy hay buồn nôn, nhất là về buổi sáng. Cho nên nếu một số mẹ cho rằng nôn vào buổi sáng là sinh con trai thì không hẳn đúng bởi chưa có một nghiên cứu khoa học nào nói về điều này. Sau bữa ăn mẹ cũng nôn ra ít nước và thức ăn.

  • Khi ốm nghén, mẹ cũng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.

  • Mẹ cũng cảm thấy cơ thể nặng nề kém hoạt động kèm theo các hiện tượng khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, vì thế nên tính tình dễ thay đổi, dễ xúc động, cáu gắt hơn bình thường.

  • Có thể mẹ thích ăn các loại đồ ăn chưa trước giờ rất ghét hoặc từ thích lại trở nên rất ghét, thích ăn của chua hoặc ngọt.

Đây là các triệu chứng rất dễ có khi mẹ bị ốm nghén 3 tháng đầu, các triệu chứng này có thể sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn so với trước. Tuy nhiên, đây chỉ là các triệu chứng ốm nghén nhẹ và sau 1 thời gian ngắn thì sẽ tự động biến mất cho nên mẹ không cần quá lo lắng, đến bác sĩ hay dùng thuốc. Chỉ cần các ông chồng tâm lí biết quan tâm và lo lắng hơn cho vợ của mình để các mẹ bầu dễ thở hơn khi bị ốm nghén.

Ốm nghén 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần quan tâm
                    
                    
                        
                        2

Triệu chứng khi nghén nặng

So với nghén nhẹ, nghén nặng có thể sẽ khiến mẹ bầu nguy hiểm và mệt mỏi hơn rất nhiều. Thường những mẹ bầu bị nghén nặng không chỉ nghén trong 3 tháng đầu mà có thể kéo dài cả thai kỳ.

- Mẹ bầu nôn mửa liên tục và nôn ra thức ăn, nặng còn nôn cả ra mật xanh, mật vàng, ăn gì vào cũng nôn, thậm chí không ăn cũng nôn khiến mẹ rất mệt mỏi.

- Ốm nghén khiến sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cơ thể suy nhược và gầy đi, tình trạng mất nước rõ mắt lõm xuống, má hốc, môi khô là các triệu chứng có thể thấy ở mẹ bầu bị nghén nặng.

- Nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường hoặc hơi giảm chút ít, mạch đập nhanh, nhịp tim đập dồn dập 100 – 120 lần một phút.

- Nhịp thở nhanh 40 – 50 lần một phút.

- Thậm chí mẹ bầu còn có thể bị các triệu chứng nặng như có dấu hiệu thần kinh, hốt hoảng, sợ sệt, có thể liệt một bên, co giật hay hôn mê trong tình trạng không có nước tiểu và khi làm các xét nghiệm sẽ thấy nước tiểu có axeton (acétone), có rối loạn điện giải, dự trữ kiềm giảm hoàn toàn.

Khác với ốm nghén nhẹ chỉ cần được chăm sóc tại nhà và giữ tinh thần thoải mái, ốm nghén nặng cần đến sự chăm sóc của bác sĩ. Tại bệnh viện hoặc phòng khám, mẹ bầu sẽ được theo dõi điều trị chu đáo, chỗ nằm thoáng, có ít tiếng động, ít ánh sáng, không gian yên tĩnh, có ăn nhẹ và dùng các dung dịch để bù nước và điện giải, đồng thời phải dùng các thuốc an thần và kháng histamin tổng hợp... tùy theo tình hình bệnh cụ thể.

Trường hợp xấu nhất là điều trị thuốc men không có tác dụng buộc phải phá thai để cứu mẹ.

Ốm nghén 3 tháng đầu và những điều mẹ bầu cần quan tâm
                    
                    
                        
                        2

Thời điểm ốm nghén trong ngày

Ốm nghén 3 tháng đầu với mỗi mẹ bầu sẽ có các thời điểm nghén khác nhau trong ngày.

Thông thường, các mẹ bầu thường ốm nghén trong khoảng tuần 4-6 của thai kỳ và thường kết thúc ở tuần 8- 12, tức là vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên tùy cơ địa của mỗi người, cũng có người ốm nghén đến muộn hoặc sớm hơn so với thời điểm trên. Cũng có người bị ốm nghén 9 tháng 10 ngày.

Về thời điểm nghén trong ngày khi bị ốm nghén 3 tháng đầu, đa số các mẹ bầu bị ốm nghén vào thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy. 24% nghén cả ngày và có một số mẹ bầu sẽ nghén vào buổi chiều tối.>>> Xem thêm: Ốm nghén vào buổi chiều tối nên làm thế nào?

Cần làm gì khi ốm nghén 3 tháng đầu

- Nếu các mẹ bầu bị nghén vào buổi sáng sau khi ngủ dậy thì nên chuẩn bị một ít bánh quy không đường và ăn trước khi rời khỏi giường.

- Khi rời giường các mẹ bầu cũng nên rời một cách từ từ để đỡ cảm giác mệt mỏi.

- Mẹ có thể uống trà gừng mật ong, chanh và dùng các loại quả như lựu, chuối để đỡ các cơn nghén.

- Nên chia thành các bữa nhỏ để ăn và không nên nhịn đói là lời khuyên đắt giá từ các bác sĩ dành cho các mẹ bầu bị ốm nghén 3 tháng đầu vì nhiều mẹ hay nhịn đói để đỡ nôn. Trên thực tế, càng nhịn đói mẹ càng dễ nôn ói hơn bình thường.

Như vậy,Lily & WeCaređã giúp mẹ hiểu về các cơn ốm nghén trong giai đoạn 3 tháng đầu. Ốm nghén 3 tháng đầu là một hiện tượng bình thường và mẹ không nên quá lo lắng, nhưng cũng cần phải để ý nếu như mẹ ốm nghén nặng thì cũng nên quan tâm hơn và cần đến bác sĩ khi cần.>>> Xem thêm: Cách điều trị ốm nghén nhanh cho bà bầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!