Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao? 2

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Theo thống kê, có đến 80% bà bầu mắc phải chứng ốm nghén khi mang thai, mẹ có thể chỉ mắc phải những cơn buồn nôn, mệt mỏi nhẹ nhưng cũng có thể gặp phải tình trạng ốm nghén nặng, nôn mửa kéo dài, mệt mỏi thậm chí không thể ra khỏi giường, không ăn không ngủ.

Theo thống kê, có đến 80% bà bầu mắc phải chứng ốm nghén khi mang thai, mẹ có thể chỉ mắc phải những cơn buồn nôn, mệt mỏi nhẹ nhưng cũng có thể gặp phải tình trạng ốm nghén nặng, nôn mửa kéo dài, mệt mỏi thậm chí không thể ra khỏi giường, không ăn không ngủ.

Thông thường sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của bà bầu khi mang thai. Trung bình, người mẹ tăng từ 9 đến 12 kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu tiên, cân nặng của mẹ tăng trong vòng 2 kg nhưng có trường hợp không tăng hoặc sụt cân chút ít do nôn và chán ăn.

Vì vậy thai phụ nên có một chế độ bổ sung dưỡng chất cũng như giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và con. Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai phụ ốm nghén nhiều nhất do nồng độ hormone estrogen tăng cao nên thai phụ thường nhạy cảm với mùi thức ăn, nôn ói nhiều dẫn tới cơ thể giảm cân. Những tháng về sau tình trạng những cơn nghén sẽ giảm dần.

Vì vậy mà tình trạng tụt cân trong 3 tháng đầu là không thể tránh khỏi. Vậy thì mẹ phải làm gì khi bị nghén đẫn tới giảm cân ? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thành nhiều bữa một ngày

Mẹ càng để bụng đói bao nhiêu, cảm giác buồn nôn và khó chịu lại tăng bấy nhiêu. Hơn nữa, khi mang thai, mẹ bầu cần phải ăn nhiều hơn bình thường, để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ hãy cố gắng chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, mẹ có thể ăn thành 6 bữa/ngày, chưa kể những bữa ăn vặt thêm. Cách chia này giúp làm ổn định lượng đường trong máu, giữ cho dạ dày no lâu, không gây cảm giác buồn nôn.

Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
                    
                    
                        
                        2

2. Uống vitamin bổ sung sau khi ăn no

Vitamin giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, bổ sung cho những ngày thai nghén khiến mẹ sụt cân. Tuy nhiên khi dạ dày đang trống rỗng, uống vitamin sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn. Đấy là lý do tại sao, mẹ nên đảm bảo sau khi ăn no mới uống. Để dễ chịu hơn, tốt nhất là mẹ bầu nên uống sau bữa ăn tối và trước khi đi ngủ.

3. Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày

Mất nước có thể làm cho mẹ bị đau đầu, chuột rút, buồn nôn, phù nề, chóng mặt thậm chí là làm kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần phải bổ sung vào cơ thể đủ lượng nước cần thiết để bù cho lượng nước bị mất và ngăn chặn nôn mửa. Mẹ cũng nên lưu ý, chỉ nên uống từng ít một thay vì uống quá nhiều nước trong 1 lần.

>>> Xem thêm: Mẹ đã biết bị ốm nghén nên ăn gì hay tránh ăn gì chưa?

4. Ưu tiên ngủ nghỉ

Ốm nghén nặng sẽ làm mẹ bầu thiếu ngủ, làm cơ thể dần suy yếu, cạn kiệt sức lực và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Do đó, Mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi đêm, và tranh thủ chợp mắt khoảng 30 phút vào mỗi buổi trưa. Ngoài ra có thể nghỉ ngơi bất cứ khi nào cần thiết để giảm căng thẳng và stress.

Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
                    
                    
                        
                        2

5. Thực phẩm giảm nghén

Bất cứ khi nào cảm thấy bụng có dấu hiệu khó chịu và cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể dùng ngay sự trợ giúp từ gừng, bạc hà hoặc chanh bằng cách uống trà, ngậm kẹo hoặc là ngửi mùi hương.

6. Tránh xa mùi khó chịu

Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với những mùi khó chịu nhiều nhất có thể. Hoặc là mẹ có thể trang bị khăn giấy có hương bạc hà, chanh, để bịt mũi ngay mỗi khi vô tình gặp phải với những mùi này.

7. Ăn thức ăn giàu carbohydrates và protein

Carbohydrates và protein giúp điều hòa được lượng đường trong máu và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt ở bà bầu. Một số loại thực phẩm có nhiều carbohydrates và protein mà mẹ nên bổ sung như là thịt đỏ, thịt cá hồi, thịt bò, trứng, khoai lang, măng tây....

Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
                    
                    
                        
                        2

Trên đây là một số điều mẹ cần lưu ý thực hiện khi bị ốm nghéngây giảm cân, hi vọng với những chia sẻ trên của Lily & WeCare bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có cách làm giảm triệu chứng ốm nghén và chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và bé tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cách điều trị ốm nghén nhanh cho bà bầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!