Nạo phá thai không chỉ gây nên những phản ứng tiêu cực về mặt tâm lý mà còn để lại nhiều rủi ro biến chứng khó lường về mặt thể chất như viêm cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm buồng trứng...hay thậm chí đau lòng hơn là mất đi khả năng làm mẹ. Vì thế, nhận thức và hiểu biết đúng đắn về nạo phá thai là cách bạn phòng chống những hệ lụy đáng tiếc cho gia đình và xã hội.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 46 triệu ca nạo phá thai và có tới 20 triệu ca trong số đó là không an toàn. Bên cạnh đó, trung bình trong cuộc đời của 1 người phụ nữ từ lúc trưởng thành đến tuổi 45 đã có ít nhất một lần phá thai.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu một nghiên cứu của chính phủ Phần Lan, trường hợp tử vong do nạo phá thai cao hơn gấp 4 lần so với phụ nữ sinh đẻ bình thường. Ngoài ra, các thủ thuật nạo phá thai thường dễ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cơ thể người phụ nữ như thủng tử cung, băng huyết, tổn thương tâm lý, mắc các bệnh nhiễm khuẩn...
Ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng
Phụ nữ đã từng phá thai phải đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng cao gấp 2,3 lần so với phụ nữ không có tiền sử sẩy thai. Ngoài ra, phụ nữ có hơn 2 lần phá thai gia tăng nguy cơ bị ung thư vùng kín gấp 4,92 lần so với phụ nữ bình thường. Những tỷ lệ ung thư tăng lên đối với phụ nữ sau bị phá thai liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố, tổn thương cổ tử cung, tâm lý căng thẳng tác động tiêu cực lên hệ thống miễn dịch.
Thủng tử cung
Với những kỹ thuật nạo phá thai thiếu an toàn, tình trạng thủng tử cung xảy ra là rất cao, nhưng sự hiện diện của vết thương hầu hết lại không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho đến khi tiến hành nội soi. Ngoài ra, nguy cơ thủng tử cung cũng tăng lên đối với những phụ nữ trước đây đã từng sinh con và các trường hợp được gây mê tổng quát tại thời điểm phá thai. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí cần phải cắt bỏ tử cung.
Vết rách cổ tử cung
Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu kể từ ngày phá thai, vùng kín có thể xuất hiện vết rách cổ tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bên cạnh nguy cơ tiềm ẩn về ung thư, sau nhiều lần phá thai, phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng sinh non, khó sinh và sót nhau thai. Các nguy cơ tổn thương cổ tử cung là lớn hơn đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, các trường hợp phá thai ở tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3, và người không sử dụng laminaria cho sự giãn nở của cổ tử cung.
Nhau thai tiền đạo
Phá thai làm tăng nguy cơ nhau thai tiền đạo trong lần mang thai sau này từ 7 – 15 lần so với phụ nữ chưa từng phá thai – Tình trạng nhau thai phát triển ở phần thấp nhất của tử cung có thể đe dọa tính mạng của cả người mẹ và em bé. Sự phát triển bất thường của nhau thai là do tử cung bị tổn thương, dẫn đến làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi, tử vong chu sinh, chảy máu quá nhiều khi chuyển dạ.
Mang thai ngoài tử cung, vô sinh
Phá thai nguyên nhân hàng đầu tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh trong những lần mang thai về sau. Nguyên nhân là do, khi phá thai nhiều lần, ống dẫn trứng sẽ xuất hiện tình trạng kết dính hay tắc nghẽ làm khiến rối loạn khả năng rụng trứng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tinh trùng di chuyển.
Chấn thương nghiêm trọng về tâm lý
Trong một nghiên cứu của California Medicaid, chỉ 8 tuần sau khi phá thai thì có tới 44% xuất hiện những rối loạn về thần kinh, 36% bị rối loạn giấc ngủ, 31% có hối tiếc về quyết định của họ, và 11% đã phải sử dụng thuốc an thần do bác sĩ gia đình chỉ định.
Một nghiên cứu khác từ các nhà khoa học người Phần Lan cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa tỷ lệ phá thai và tự tử. Cụ thể, họ phát hiện thấy tỷ lệ tự tử hàng năm trung bình cho tất cả phụ nữ là 11,3/100.000, nhưng tỷ lệ tự tử ở phụ nữ phá thai là 34,7/100.000, tức là cao gấp ba lần.
Như vậy, nạo phá thai là kỹ thuật có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và sức khỏe sinh sản người phụ nữ. Do đó, bạn nên thận trọng khi lựa chọn bác sĩ thực hiện và phương pháp phá thai an toàn để tránh gặp phải những hệ lụy khó lường.
>>> Xem thêm: Các phương pháp tránh thai an toàn nhất bạn nên biết
Đau bụng kinh và những điều cần biết
Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
Lưu ý 9 tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày
Khám và điều trị bệnh sùi mào gà ở đâu uy tín tại Hà Nội
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!