Phải làm gì nếu trẻ bị loét miệng?

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Bệnh loét miệng thường khiến người lớn rất khó chịu và xấu hổ, còn đối với trẻ sơ sinh đây có thể là bệnh hết sức nguy hiểm. Mụn nước xuất hiện gần môi, có thể lây lan khi mụn vỡ ra. Trường hợp này có thể xảy ra với cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn.

Bệnh loét miệng thường khiến người lớn rất khó chịu và xấu hổ, còn đối với trẻ sơ sinh đây có thể là bệnh hết sức nguy hiểm. Mụn nước xuất hiện gần môi, có thể lây lan khi mụn vỡ ra. Trường hợp này có thể xảy ra với cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn.

Bệnh loét miệng là gì?

Vết loét miệng hay còn gọi là mụn nhiệt, là những mụn nước mọc trên và xung quanh môi. Những mụn nước này thường tụ chung lại thành một mụn lớn. Trước khi xuất hiện mụn nước, bạn thường cảm thấy ngứa ran hoặc nóng ở khu vực miệng. Sau một vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ, tạo thành một lớp vỏ và biến mất trong khoảng 1 đến 2 tuần.

Phải làm gì nếu trẻ bị loét miệng?

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Nguyên nhân gây bệnh lở miệng có thể do một loại virus có tên là herpes simplex (HSV). Có hai chủng của virus là HSV-1 và HSV-2. Thông thường HSV-1 gây mụn rộp ở miệng, trong khi HSV-2 gây lở loét trên bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cả hai chủng này có thể gây ra lở loét trên miệng và bộ phận sinh dục cũng như các khu vực khác của cơ thể, nếu bạn tiếp xúc với chúng.

Vết loét miệng lan truyền thế nào?

Virus herpes rất dễ lây lan qua tiếp xúc da. Người lớn thường nhiễm virus herpes qua việc hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng hay do dùng chung dao cạo râu hoặc khăn tắm. Một người nhiễm virus có thể lây lan ngay cả khi họ không có triệu chứng gì, nhưng chúng lây nhiễm nhiều hơn trong một đợt bùng phát dịch.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh loét miệng là:

- Nhiễm bệnh hoặc sốt

- Hành kinh

- Mang thai

- Chấn thương

- Mệt mỏi

- Hệ thống miễn dịch yếu

Một người phụ nữ đang mang thai có thể lây lan virus cho em bé trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Timothy Spence khuyên phụ nữ mang thai có tiền sử nhiễm herpes cần thông báo với bác sĩ của họ.

Phải làm gì nếu trẻ bị loét miệng?

Rủi ro của bệnh lở miệng miệng là gì?

Tiến sĩ Spence cho biết trẻ từ 3 đến 4 tuần tuổi có nguy cơ mắc những triệu chứng nghiêm trọng nhất từ virus herpes. Bệnh có thể gây ra nhiễm trùng trong não, dẫn đến co giật, sốt, khó chịu, bú kém và năng lượng rất thấp.

1/3500 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ bị nhiễm herpes và các triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Virus Herpes với trẻ sơ sinh là nguy hiểm hơn nhiều so với trẻ lớn. Trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến làn da, gan, não, phổi, thận và thậm chí là đe dọa tính mạng.

Ngoài loét miệng, trẻ em có thể bị mọc mụn nước trên lưỡi, cổ họng và bên trong má. Điều này có thể kiến trẻ cảm thấy đau đớn và làm cho trẻ dễ cáu kỉnh. Bạn có thể làm dịu vết loét bằng acetaminophen (Tylenol cho trẻ em). Virus cũng có thể lây lan đến mắt nếu bé chạm tay vào mụn nước bị vỡ và xoa vào mắt. Trong trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Phải làm gì nếu trẻ bị loét miệng?

Cách điều trị bệnh loét miệng

Thông thường vết loét miệng không cần điều trị mà sẽ tự mất đi trong khoảng 1-2 tuần ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên có một số cách để điều trị bệnh này nhanh chóng hơn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống virus hoặc một loại kem bôi, thuốc mỡ.

Ngoài ra với các bà bầu, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

Thuốc dạng viên

- Acyclovir (Xerese, Zovirax)

- Valacyclovir (Valtrex)

- Famciclovir (Famvir)

Thuốc mỡ

- Penciclovir (Denavir)

- Docosanol (Abreva)


Theo Healthline

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!