Nghiên cứu được thực hiện năm 2014. Họ tin đây sẽ là bước đột phá trong việc điều trị căn bệnh này trong tương lai.
Nếu nghiên cứu thành công thì vắc-xin mới này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong việc điều trị bệnh dị ứng và cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Nhóm chuyên gia này đã sử dụng công nghệ gen tế bào để làm thay đổi cấu trúc của hơn 20 chất dễ gây dị ứng bên trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn gốc gây bệnh dị ứng bị tiêu diệt. Nhóm nghiên cứu cũng đã thành lập một công ty thương mại để hỗ trợ cho việc phát triển loại vắc-xin mới này.
Ông Pekka Mattila, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ sinh học Desentum Oy cho biết: ‘Glucobin miễn dịch trong vắc-xin này có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các protein gây dị ứng rồi tạo ra một phản ứng giữa các tế bào và cuối cùng sản sinh ra một dạng miễn dịch tự nhiên cho mỗi loại dị ứng khác nhau như: phấn hoa, thực phẩm, lông vật nuôi’.
Vắc-xin chống dị ứng có ý nghĩa thiết thực với những người có cơ địa dị ứng (Ảnh: Internet)
Sự phát triển của loại vắc-xin mới này được dựa trên những thành quả khoa học đột phá từ 5 năm trước. Khi đó, nhóm chuyên gia đến từ nhiều trường Đại học Y khoa và Viện nghiên cứu kĩ thuật Phần Lan đã chứng minh được cách một chất gây dị ứng và kháng thể glucobin miễn dịch ràng buộc với nhau.
Hiện tại, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là có thể điều chế loại vắc-xin chống dị ứng dưới dạng thuốc viên.
Giáo sư Kristiina Takkinen, Viện nghiên cứu kĩ thuật Phần Lan cho biết: ‘Tại thời điểm này, những kết quả mà chúng tôi thu được rất khả quan. Điều này cho phép chúng tôi tin rằng việc công trình nghiên cứu sẽ thu được thành quả tốt. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cần những thử nghiệm khác, để tìm ra nhiều hơn nữa những chất có khả năng kháng dị ứng và tìm kiếm một mẫu bệnh phẩm lớn hơn để xem chúng hoạt động như thế nào’.
Nhóm các nhà khoa học Phần Lan cho biết vẫn còn nhiều việc cần phải làm cũng như mất một thời gian nữa thì vắc-xin mới có thể được lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, họ sẽ sớm đăng ký bản quyền điều chế loại vắc-xin chống dị ứng này.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!