Phản ứng miễn dịch khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Các bệnh truyền nhiễm như cúm thường xảy ra phổ biến trong thai kỳ, và nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em sinh ra từ các bà mẹ bị cúm, nhiễm virus và các bệnh nhiễm trùng khác trong thai kỳ sẽ tăng khoảng 1,5 đến 7 lần nguy cơ bị mắc tâm thần phân liệt.

Các bệnh truyền nhiễm như cúm thường xảy ra phổ biến trong thai kỳ, và nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em sinh ra từ các bà mẹ bị cúm, nhiễm virus và các bệnh nhiễm trùng khác trong thai kỳ sẽ tăng khoảng 1,5 đến 7 lần nguy cơ bị mắc tâm thần phân liệt.

Trong một nghiên cứu được công bố trong tháng này thuộc Schizophrenia Research, Đại học Temple, nhà tâm lý học Lauren Ellman cho biết sự tiếp xúc trong thời kỳ mang thai với các protein miễn dịch nhất định, chẳng hạn như protein phản ứng với bệnh cúm, dẫn đến gia tăng nguy cơ có các triệu chứng bất thường về não liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt ở thai nhi.

Tin tốt, theo Ellman, đó là không phải tất cả những người phụ nữ trong nghiên cứu có sự gia tăng các protein miễn dịch đều sinh ra con có sự thay đổi trong cấu trúc bộ não. "Điều này cho chúng ta biết một số yếu tố khác - có thể là một khiếm khuyết di truyền hoặc một yếu tố từ môi trường - liên quan đến mức độ protein miễn dịch tăng lên dẫn đến sự thay đổi trong não bộ mà chúng ta đã xác định," cô nói.

Các nghiên cứu trước, trong đó có một nghiên cứu của Ellman, đã xác định một mối liên quan giữa việc tiếp xúc với bênh cúm của mẹ và nguy cơ bị tâm thần phân liệt tăng cao ở thai nhi, nhưng nghiên cứu chưa giải thích được rõ ràng lý do tại sao các liên kết này tồn tại, vì hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn không đi qua nhau thai. Các nhà nghiên cứu sau đó bắt đầu quan sát phản ứng miễn dịch của người mẹ bị nhiễm khuẩn, được cho là nguyên nhân tiềm năng cho việc gia tăng các nguy cơ.

Phản ứng miễn dịch khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Phản ứng miễn dịch ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi.

Quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu là protein, được gọi là các cytokine tiền viêm, được cơ thể tạo ra để phản ứng với bệnh truyền khuẩn.

"Hiện nay, dường như các tổn thương cho thai nhi có liên quan đến những phản ứng của người mẹ bị bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai hơn là do chính các bệnh này", Ellman nói.

Nghiên cứu của Ellman đã được tiến hành trên các mẫu máu lưu trữ được rút ra vào những năm 1950 và 1960 từ một nhóm khoảng 12.000 phụ nữ mang thai trong mỗi quý của thai kỳ. Những người phụ nữ và con cái của họ được theo dõi sau khi sinh, do đó, những người có con mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể dễ dàng được xác định.

Nghiên cứu của bà cho thấy một mối tương quan trực tiếp giữa những thay đổi cấu trúc não giữa các bé được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và việc tăng nồng độ interleukin-8 (IL-8) khi mang thai, một trong những cytokine tiền viêm được tạo ra để chiến đấu với bệnh nhiễm khuẩn trong thai kỳ.

"Các bất thường trong não bộ mà chúng tôi tìm thấy ở những bé mắc tâm thần phân liệt, cho thấy rằng một phản ứng miễn dịch cao trong khi mang thai có thể là một trong những yếu tố gây ra một số các bất thường về cấu trúc não liên quan với rối loạn", Ellman nói.

Nồng độ IL-8 khi mang thai không liên quan đến bất kỳ thay đổi cấu trúc não trong một nhóm các bé được kiểm soát, cho thấy còn nguyên nhân khác của bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi mắc bệnh, cô nói.

"Những phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố trước khi sinh đến bệnh tâm thần phân liệt, nhằm có các biện pháp phòng ngừa, can thiệp sớm, và phác đồ điều trị phù hợp" Ellman nói.

Phản ứng miễn dịch khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Ellman đặc biệt trả lời riêng các câu hỏi liên quan đến việc mang thai và sự phát triển của thai nhi. Một trợ lý giáo sư tâm lý học tại trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do Temple, cô đã hỏi về mức độ căng thẳng và các chức năng miễn dịch trong khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi như thế nào.

"Tôi sẽ nghiên cứu tác động của sự căng thẳng khi mang thai, và rõ ràng bạn không thể nhanh chóng nghiên cứu các tác động của căng thẳng mà không nhìn vào hệ thống miễn dịch," cô nói. "Cả hai hoàn toàn gắn bó với nhau."

Theo Ellman, một trong những lý do chính mang thai khiến phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn là sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch trong thời kỳ mang thai làm giảm một số cơ chế tự vệ quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, trạng thái cảm xúc của người mẹ, như căng thẳng, có thể làm thay đổi chức năng miễn dịch. Việc dễ bị nhiễm khuẩn tăng lên đến vào thời điểm khi não bộ của thai nhi đang phát triển nhanh.

"Các cuộc nghiên cứu của chúng tôi kêu gọi sự chú ý đến mối liên quan đến việc thai phụ bị mắc bệnh truyền nhiễm và các rủi ro tiềm ẩn cho thai nhi, đó cũng là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyến cáo rằng phụ nữ có thai hoặc dự định có thai có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như đi tiêm phòng " Ellman nói.


Theo Medical Daily

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!