Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ

Kiến Thức Y Học - 10/03/2024

Bệnh tiểu đường khi mang thai là một trong những vấn đề về sức khỏe ở thời thai kỳ có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu như không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo những thông tin về phòng ngừa, điều trị tiểu đường thai kỳ sau đây.

Bệnh tiểu đường khi mang thai là một trong những vấn đề về sức khỏe ở thời thai kỳ có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào. Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu như không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo những thông tin về phòng ngừa, điều trị tiểu đường thai kỳ sau đây.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mẹ bầu có thể gặp khi mang thai. Bệnh xảy ra do sự rối loạn khi cơ thể dung nạp glucose.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Một vài triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ đáng chú ý:

- Thường xuyên khát nước.

- Đi tiểu nhiều lần và ra nhiều nước.

- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc hay kem xức chống khuẩn thông thường.

- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.

- Sụt cân nặng, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ

Phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống khoa học phù hợp với cơ thể và kết hợp luyện tập hàng ngày.

- Mẹ cần hạn chế lượng chất ngọt và lượng tinh bột hấp thu vào cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên một số thực phẩm hàng ngày như khoai, cơm thì mẹ vẫn có thể dùng bình thường vì chúng đều có chỉ số glucose thấp ở trong máu.

- Mẹ bầu cũng nên hạn chế thực phẩm có thành phần carbohydrates như: ngũ cốc, sữa chua, bánh mì, bánh quy,... Với những thực phẩm này mẹ chỉ nên dùng ở một mức vừa phải. Tốt nhất nên chia tỷ lệ bữa ăn của mẹ là: 3 phần rau - 2 phần hoa quả - 2 phần protein (thịt, cơm)- 3 phần sữa.

- Buổi sáng mẹ nên ăn khẩu phần giàu protein và tinh bột. Đến bữa tối thì mẹ không nên ăn thêm những chất tinh bột, thay vào đó hãy uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

- Mẹ nên chia bữa ăn của mình ra thành các bữa nhỏ, điều này giúp cho cơ thể kịp thời phân giải năng lượng có trong thực phẩm. Đồng thời, việc uống sữa cũng nên chia ra làm ba bữa trong ngày để đảm bảo cơ thể đủ chất và năng lượng cần thiết. Sau các bữa ăn nên vận động nhẹ nhàng chừng 15 hay 20 phút.

Phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ

Những quy tắc điều trị tiểu đường thai kỳ thông thường

- Duy trì các hoạt động thể chất: Hoạt động này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.

- Tiêm insulin: Khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động thì nên tiêm insulin để có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.

Như vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ muốn phát triển khỏe mạnh thì mẹ nên tham khảo những kiến thức trên đây để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, đảm bảo cho mẹ và bé trong mùa thai kỳ.>>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!