Phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi

Chăm Sóc Bé - 01/17/2025

Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh nên khi thời tiết hanh khô thì có biểu hiện nứt môi, hai má đỏ ửng và nổi mẩn. Vậy có cách nào để phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi.

Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh nên khi thời tiết hanh khô thì có biểu hiện nứt môi, hai má đỏ ửng và nổi mẩn. Vậy có cách nào để phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi.

Nguyên nhân trẻ bị nứt môi

Trẻ sơ sinh hay trẻ mới lớn có làn da rất nhạy cảm nên rất dễ bị khô. Có những trẻ chỉ mới vài tháng tuổi nhưng luôn trong tình trạng khô môi do cơ thể thiếu nước trầm trọng.

Nhìn hai má của con đỏ ửng, mẩn đỏ lên như quả cà chua và môi nứt nẻ đến chảy máu khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Bản thân trẻ cũng cảm thấy khó chịu do ngứa ngáy và khô ráp.

Tình trạng nứt môi có thể là do trẻ ra gió lâu, độ ẩm thấp cộng thêm việc cha mẹ lại cho con nằm phòng điều hòa. Trẻ thường xuyên liếm môi cũng khiến tình trạng khô môi, nứt môi trở nên nghiêm trọng hơn. Khi môi nứt nẻ, có thể dẫn đến rỉ máu khiến trẻ quấy khóc do đau đớn, khó chịu. Thậm chí biểu hiện này còn cảnh báo nguy cơ trẻ bị thiếu vitamin B.

>>> Xem thêm: Những cách trị nứt môi bằng mật ong

Phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi

Trẻ bị khô môi là biểu hiện của thiếu nước.

Phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi

Nếu trẻ bị khô môi, nứt môi mà các mẹ không chăm sóc kỹ thì các vết nứt sẽ lâu lành, trẻ sẽ thấy đau khi ăn uống nên lười ăn hơn dẫn đến tình trạng sụt cân.

Việc đầu tiên mẹ cần làm là thường xuyên cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Không để nước dính vào môi trẻ vì môi đang bị rát thì sự bay hơi của nước trên môi sẽ làm môi trẻ rát và đau hơn. Nếu thời tiết quá hanh khô thì các mẹ nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng của trẻ.

Sử dụng mật ong để chữa khô môi, nứt môi cho trẻ cũng rất hiệu quả và an toàn. Trong mật ong có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên. Chất này nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da trẻ trở nên khỏe mạnh, căng mọng và không bị mất nước. Thành phần trong mật ong cũng giúp bảo vệ da của trẻ, chống lại các tia UV trong ánh nắng mặt trời làm hại da.

Mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp làn da mịn màng và làm giảm ngứa do da khô hiệu quả.

Phòng và điều trị khi trẻ bị nứt môi

Với những bé lớn hơn thì khi trẻ bị nứt môi các mẹ nên nhắc nhở trẻ không nên liếm môi. Vì liếm môi sẽ khiến môi dễ chịu ngay lúc đó nhưng tình trạng nứt môi trầm trọng hơn. Các mẹ hãy bổ sung vitamin B cho cơ thể của trẻ bằng việc đưa các loại thực phẩm sau vào bữa ăn của trẻ: rau lá xanh, sữa tươi, gan, trứng gà, cá, đậu nành, rau bắp cải và đậu phộng... Trường hợp bé vẫn còn bú sữa mẹ, chưa ăn được bột hay cháo mà thì các mẹ nên bổ sung vitamin B vào thực đơn của mình, rồi sau đó cho con bú cũng giúp trẻ hấp thu Vitamin B.

Các mẹ cũng nên chuẩn bị 1 thỏi son có công dụng làm mềm môi dành riêng cho trẻ. Bôi son sẽ giữ độ ẩm và giúp môi bé sẽ không bị bong tróc, khó chịu. Khi đó, trẻ bú sữa hay ăn uống cũng cảm thấy ngon hơn nhiều. Lựa chọn sản phẩm dành cho da của trẻ phải rất cần thận, nên dùng của những nhãn hiệu uy tín để giữ được an toàn khi sử dụng cho trẻ.

>>> Xem thêm: Cách điều trị môi nứt nẻ vào mùa hè

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!