Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng Cetirizine 10 mg

Sức khỏe phụ nữ - 05/03/2024

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về việc các mẹ bầu nên hay không nên dùng Cetirizine 10mg. Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc ấy giúp bạn.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về việc các mẹ bầu nên hay không nên dùng Cetirizine 10 mg. Nếu vẫn còn đang thắc mắc, hãy đọc bài viết này ngay bạn nhé.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đang mang thai thì bạn nên tránh sử dụng Cetirizine 10 mg bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn đấy. Đồng thời, nếu bạn đang cho con bú thì thuốc có thể truyền tới bé qua đường sữa, do đó bạn cũng không nên dùng Certirizine 10 mg trong thời gian này. Hãy tìm hiểu kỹ hơn dưới đây về tác dụng của Cetirizine lên phụ nữ mang thai, đang cho con bú và các tác dụng khác nữa nhé.

Thuốc Cetirizine 10 mg với phụ nữ mang thai và cho con bú

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ càng trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Cũng như với các loại thuốc khác, phụ nữ có thai nên tránh sử dụng Cetirizine 10 mg. Nếu phụ nữ mang thai vô tình sử dụng thuốc Cetirizine có thể tạo ra một số tác hại trên thai nhi.

Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng Cetirizine 10 mg trong thời gian cho con bú vì Cetirizine có thể sẽ đi vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng cho con.

Tác dụng phụ có thể xảy ra của Cetirizine 10 mg

Giống như tất cả các loại thuốc khác, Cetirizine 10 mg cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, mặc dù không phải ai cũng có khả năng xuất hiện các tác dụng phụ này khi sử dụng thuốc.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Cetirizine đó là:

  • Rối loạn máu và bạch huyết, giảm tiểu cầu (mức thấp của tiểu cầu máu);

           Mức độ xuất hiện: rất hiếm

  • Toàn thân mệt mỏi;

           Mức độ xuất hiện: thường gặp

  • Rối loạn tim: nhịp tim nhanh (tim đập nhanh);

           Mức độ xuất hiện: hiếm

  • Rối loạn về mắt: rối loạn khả năng nghỉ của mắt (khả năng tập trung của mắt), mờ mắt, oculogyration (mắt chuyển động một cách không kiểm soát được);

           Mức độ xuất hiện: rất hiếm

  • Rối loạn dạ dày và ruột: khô miệng, buồn nôn (cảm giác ốm), tiêu chảy hoặc đau bụng;

           Mức độ xuất hiện: phổ biến

  • Rối loạn chung: suy nhược (cảm giác yếu đuối), tình trạng bất ổn (cảm giác nói chung là không khỏe), phù nề (sưng);

           Mức độ xuất hiện: không phổ biến

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng dị ứng, một số nghiêm trọng (rất hiếm);

           Mức độ xuất hiện: hiếm gặp

  • Rối loạn gan: chức năng gan bất thường;

           Mức độ xuất hiện: hiếm

  • Tăng cân;

           Mức độ xuất hiện: hiếm

  • Rối loạn hệ thống thần kinh: chóng mặt, đau đầu, dị cảm (cảm giác bất thường của da);

           Mức độ xuất hiện: phổ biến

  • Co giật, rối loạn chuyển động;

           Mức độ xuất hiện: rất hiếm

  • Ngất (ngất xỉu), run, dysgeusia (hương vị bị thay đổi), mất trí nhớ, suy nhược bộ nhớ;

           Mức độ xuất hiện: hiếm

  • Rối loạn tâm thần;

           Mức độ xuất hiện: thường gặp

  • Buồn ngủ;

           Mức độ xuất hiện: phổ biến:

  • Rối loạn thận và tiết niệu;

           Mức độ xuất hiện: rất hiếm

  • Rối loạn các hệ thống các hô hấp: viêm họng, viêm mũi (sưng và kích thích bên trong mũi);

Mức độ xuất hiện: thường gặp

Nếu cơ thể bạn xuất hiện một trong những tác dụng phụ được mô tả ở trên và diễn biến tình trạng bệnh nặng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có thể. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên do dị ứng phản ứng với thuốc, bạn nên ngừng uống Cetirizine 10 mg và thông báo với bác sĩ ngay về các triệu chứng này. Triệu chứng của việc quá mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần của thuốc bao gồm khó thở, sưng mặt, cổ, lưỡi hoặc họng. Bác sĩ sau đó sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng và quyết định biện pháp chữa trị phù hợp và kịp thời cần thiết cho bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào khác mà không được đề cập trong bài viết này, hãy đến gặp và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết rõ về tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!