Quế có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường ?

Bạn Cần Biết - 12/29/2024

Bài viết này, Lily & WeCare sẽ giúp bạn làm sáng tỏ liệu quế có tác dụng điều trị bệnh tiểu dường hay không ?

Bài viết này, Lily & WeCare sẽ giúp bạn làm sáng tỏ liệu quế có tác dụng điều trị bệnh tiểu dường hay không ?

Câu trả lời đó là: chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy quế có tác dụng tốt đối với việc điều trị bệnh tiểu đường. Các kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi và Hiệp hội tiểu đường Mỹ đã bác bỏ việc sử dụng quế trong điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy quếlại có hiệu quả trong việc ổn định nồng độ đường trong máu thậm chí có thể giúp hạn chế lượng đường trong máu do làm giảm chất chống insulin.

Trong một nghiên cứu gần đây, các tình nguyện viên ăn 1-6 gram quế/ngày trong vòng 40 ngày (Một gam quế là khoảng nửa muỗng cà phê). Kết quả được đưa ra là quế có khả năng làm giảm 18% lượng cholesterol và 24% lượng đường trong máu. Tuy nhiên một sốnghiên cứu khác lại bác bỏ điều này.

Liệu quế có an toàn cho người bị tiểu đường ?

Quế có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường ?

Nếu bạn không bị mắc các vấn đề về gan thì đây sẽ thực sự là một thực phẩm tuyệt vời. Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung quế, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ, đặc biệt là trong thời gian bạn đang điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc nhãn hiệu sản phẩm. Hãy sử dụng các thương hiệu nổi tiếng như NSF International, Mỹ Dược, hoặc Consumerlab, để đảm bảo rằng các chất bổ sung thực sự có các thành phần được ghi trên gián nhãn và không có bất kỳ chất gây độc hoặc các thành phần có hại.

Quếvới các loại thảo mộc và các loại thuốc khác.

Quế có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường ?

Hãy cẩn thận nếu bạn sử dụng quế với các chất bổ sung khác nhằm hạ lượng đường trong máu, bao gồm:

  • Axit Alpha lipoic
  • Mướp đắng
  • Chromium
  • Cây linh lăng
  • Tỏi
  • Hạt dẻ ngựa
  • Panax
  • Nhân sâm Siberia
  • Psyllium

Tương tự với các loại thuốc tiểu đường, khi bạn và bác sĩ quyết định sử dụng quế, bạn hãy luôn chú ý đến lượng đường trong máu và phải thông báo cho bác sĩ biết nếu nồng độ đường tụt xuống quá thấp.

Nguồn: webmd.com

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!