'Thác loạn' lần đầu trong đời 'dính' ngay bệnh xã hội của phi công trẻ
Chồng chị Kim Anh ngoài 50 tuổi. Người ta bảo, chuyện chăn gối của đàn ông không có tuổi chẳng sai. 50 nhưng anh lúc nào cũng sung sức và tràn đầy năng lượng. Còn chị Kim Anh, chị 'vô cảm' với chuyện giường chiếu ngay từ khi bước qua tứ tuần.
Mỗi khi chồng 'đòi hỏi' chị nhắm mắt cố gắng chiều chồng vì sợ anh thành đạt, nhiều gái theo, thiếu thốn lại thành ra sa ngã.
Những lúc ấy chị chỉ mong anh mau mau chóng chóng làm nhanh cho 'xong việc'. Thậm chí, nhiều lúc không muốn đáp ứng chồng, chị còn từ chối thẳng thừng khiến anh mất hứng, bực bội.
Dần dà, biết vợ không còn hứng, anh cũng không đòi hỏi chị nữa. Hai người bên ngoài vẫn hạnh phúc, vui vẻ nhưng đêm đến lại sống như ly thân.
Nhiều khi cũng nghĩ chồng thiếu thốn sẽ ra ngoài để giải tỏa nhưng chị nhắm bắt mặc kệ vì biết anh giữ danh dự và thương các con nên sẽ không bao giờ có chuyện li dị. Chỉ cần anh để cho chị yên là đủ.
Có của ăn của để nên chị Kim Anh quyết định đầu tư bất động sản. Vì đầu tư kinh doanh nên nhiều khi chị cũng phải mời khách hàng đi ăn uống, nhậu nhẹt thậm chí đi bar, karaoke.
Một tháng trở lại đây, chị Kim Anh thấy mình có nhu cầu tình dục trở lại. Chồng thì đi công tác nước ngoài suốt cả tháng chưa về, bạn bè thì cũng ngại thủ thỉ nên chị nhiều lúc cũng bứt rứt vì nhu cầu không được giải tỏa.
Trong một lần mời đối tác đi ăn để mua lô đất liền kề vị trí đẹp, chị có gặp một 'phi công trẻ' là trợ lý của đối tác. Anh chàng này cao to, đẹp trai và khéo ăn nói.
Sau bữa ăn, phía đối tác có mời chị đi bar và chốt việc làm ăn. Thật biết chiều lòng người, chàng trai trẻ ra sức 'chăm sóc' chị. Chàng lôi chị ra nhảy, mời uống rượu và chăm sóc rất nhiệt tình.
Mọi lần mời khách hàng đi bar, chị chỉ ngồi bàn rượu ăn hoa quả, uống nước cam. Chị nghĩ ở cái tuổi mình, đi vào chốn này rất ngượng ngùng rồi huống hồ còn ra nhảy nhót với đám thanh niên.
Nhưng lần này thật đặc biệt, được phi công trẻ chăm sóc nhiệt tình, chị thấy phấn chấn và vui vẻ. Một cảm giác rất lâu rồi chị không được hưởng.
Và chuyện gì đến cũng đến, sau khi từ bar về phi công trẻ nhận lời đưa chị về và 2 người đã đi quá giới hạn.
Tưởng rằng chỉ giải tỏa nhu cầu rồi đường ai nấy đi, ai ngờ 1 tháng sau chị phát hiện mình bị nổi những vết trợt hình tròn, không ngứa, không đau ở chỗ kín.
Chủ quan nghĩ mình bị viêm nhiễm vùng kín chị chỉ rửa bằng dung dịch vệ sinh và không đi khám. Triệu chứng ngứa ngáy, nổi nốt ngày càng trầm trọng, chị đi khám thì được bác sĩ kết luận mình bị giang mai.
Đau đớn, xấu hổ và sợ chồng phát hiện, chị tìm đến phòng khám sản phụ khoa để mong được chữa trị.
Một lần 'thác loạn' khiến quý bà mắc bệnh tình dục (Ảnh minh họa: Internet)
Giang mai - khó phát hiện, ai cũng có thể mắc
Giang mai hay còn gọi là syphilis là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai lây bệnh chủ yếu là qua đường tình dục do quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, quan hệ với người có nhiều bạn tình.
Bệnh giang mai có một thời gian ủ bệnh từ 9 đến 90 ngày (trung bình là khoảng 21 ngày) trước khi những dấu hiệu đầu tiên và triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Bệnh không chỉ diễn biến một cách phức tạp mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân. Thậm chí căn bệnh giang mai có thể dẫn đến tử vong.
Từng giai đoạn của bệnh giang mai có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Tùy cơ địa mỗi người mà biểu hiện của bệnh cũng khác nhau.
Một số người không có dấu hiệu nhiễm trùng, có người có những dấu hiệu nhưng rất nhẹ. Vì thế, nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào xuất hiện, bạn cần đi khám ngay.
- Giai đoạn đầu tiên:Giai đoạn đầu kéo dài từ 1 - 5 tuần. Đây là giai đoạn bệnh giang mai dễ lây nhất. Giai đoạn này ở bộ phận sinh dục xuất hiện những vết loét, không đỏ, không đau. Các vết loét biến mất sau 3-6 tuần.
- Giai đoạn 2: Kéo dài từ 4 - 6 tuần. Biểu hiện lúc này là các nốt ban màu hồng hoặc tím, nổi ban ở bẹn.
Nếu bệnh giang mai không được điều trị sớm, nó sẽ lây lan vào máu. Khi đã vào máu, bệnh có biểu hiện phổ biến nhất là phát ban ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Giai đoạn thứ 3: Các tổn thương biến thành các vết sần, sẹo trên da. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng... gây viêm màng não, tổn thương não khu trú, tổn thương thoái hóa ở não... nặng nề hơn nữa có thể dẫn đến tử vong.
Tác hại của bệnh giang mai
Theo các chuyên gia bệnh xã hội cho biết, giang mai là bệnh rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Cụ thể:
- Xoắn khuẩn bị biến thể và gây kháng thuốc: làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Có thể gây ra tàn tật, thậm chí tử vong cho người bệnh
- Làm ảnh hưởng đến hệ thống trung khu thần kinh: người bệnh có thể bị bại liệt, tâm thần…
- Ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu: có thể gây viêm hoặc tắc nghẽn động mạch chủ…
- Gây hại đến hệ xương khớp: xoắn khuẩn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể phá hoại các tổ chức, cơ quan có liên quan đến hệ cơ khớp, làm suy giảm chức năng vận động, gây ra tàn tật hoặc tử vong.
- Ở phụ nữ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhất là với phụ nữ mang thai không những gây hại đến chính bản thân mà còn truyền nhiễm sang cho thai nhi gây sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
Cách phòng tránh bệnh giang mai
- Quan hệ thủy chung một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn
- Phụ nữ mang thai phát hiện bị bệnh phải cần lập tức điều trị ngay tránh lây truyền sang cho thai nhi
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
- Tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh cho tất cả mọi người để họ có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân
- Luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Tránh sử dụng chung các vật dụng hàng ngày như khăn mặt, bồn tắm…với người bị nhiễm bệnh.
Nói về chuyện 'tắt lửa' rồi lại 'bùng cháy' trở lại, BS. Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Hà Nội) cho biết trường hợp phụ nữ trung niên khi bước vào giai đoạn mãn kinh, tưởng chừng đã hết nhu cầu sau đó khao khát nhu cầu chăn gối trở lại là bình thường.
Tuy nhiên, cách ứng xử của mỗi người trong thời kỳ này thì lại rất quan trọng. Nhiều phụ nữ tưởng mình đã hết nhu cầu nên không đáp ứng những đòi hỏi của chồng, gây ra tổn thương và rạn vỡ trong gia đình.
Cũng có những gia đình, chồng mặc định là vợ đã mãn kinh thì hết nhu cầu tình dục nên không để ý gì đến vợ, đến khi vợ hồi xuân thì lại e ngại không dám bày tỏ cùng chồng.
Điều đó khiến phụ nữ có những bức xúc không giải tỏa được cũng dẫn đến mâu thuẫn gia đình.
Theo bác sĩ Dung, mỗi gia đình cần có sự trao đổi chặt chẽ với nhau và nắm vững tâm sinh lý của nhau. Nhất là phụ nữ giai đoạn mãn kinh có những thay đổi rất nhạy cảm về cơ thể nên người bạn đời cần quan tâm kịp thời để chia sẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!