Quy định pháp luật về ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

Nữ - 01/03/2025

Ngày “đèn đỏ” hay còn gọi là ngày kinh nguyệt là hiện tượng ra máu ở cơ quan sinh dục gắn liền với chị em phụ nữ trong suốt độ tuổi sinh sản. Tình trạng này thường đi kèm theo hàng loạt những dấu hiệu báo trước như bầu ngực căng tròn gây khó chịu, đau nhức, dễ cáu gắt, mụn trứng cá, đau đầu, đau bụng kinh...gây ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của chị em. Do đó, bắt đầu từ ngày 15/11/2015, pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định mới liên quan đến ngày “đèn đỏ” với các quyền lợi thiết thực cho phụ nữ. Cùng Lily & WeCare cập nhật những thay đổi trong chính sách mới ngay sau đây.

Ngày “đèn đỏ” hay còn gọi là ngày kinh nguyệt là hiện tượng ra máu ở cơ quan sinh dục gắn liền với chị em phụ nữ trong suốt độ tuổi sinh sản. Tình trạng này thường đi kèm theo hàng loạt những dấu hiệu báo trước như bầu ngực căng tròn gây khó chịu, đau nhức, dễ cáu gắt, mụn trứng cá, đau đầu, đau bụng kinh...gây ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của chị em. Do đó, bắt đầu từ ngày 15/11/2015, pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định mới liên quan đến ngày “đèn đỏ” với các quyền lợi thiết thực cho phụ nữ. Cùng Lily & WeCare cập nhật những thay đổi trong chính sách mới ngay sau đây.

Quy định pháp luật về ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

Theo nghị định, quy định chi tiết mới được Bộ luật Lao động ban hành, từ ngày 15/11/2015, một số chính sách liên quan đến chế độ nghỉ ngày “đèn đỏ” của lao động nữ chính thức có hiệu lực. Cụ thể là trong thời gian bị kinh nguyệt, chị em sẽ được nghỉ 30 phút một ngày và tối thiểu 3 ngày một tháng mà vẫn được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, thời gian nghỉ cụ thể sẽ do sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quy định này chắc chắn sẽ mang lại một niềm vui lớn dành cho phụ nữ vì sự “thấu hiểu” của nó. Tuy nhiên, cũng có không ít người lại băn khoăn rằng: Làm sao để xác định ngày đèn đỏ để loại trừ những trường hợp lạm dụng trong quản lao động?

Những quyền lợi và chế độ được hưởng trong ngày “đèn đỏ”

Quyền lợi

Theo điều 7, nghị định 85/2015/NĐ – CP của chính phủ về việc chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ, thời gian nghỉ trong ngày “đèn đỏ” của chị em sẽ được luật hóa như sau:

- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu 03 ngày trong một tháng

- Trong thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động

- Tùy theo điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ, thời gian nghỉ cụ thể sẽ được thỏa thuận giữa hai bên: người lao động và người sử dụng lao động sao cho phù hợp.

Đối với những công ty, người sử dụng lao động cố tính không thực thi nghị định trên sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo Điều 18, nghị định 95/2013/NĐ-CP, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Quy định pháp luật về ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

Chế độ

Bên cạnh những quyền lợi thiết thực về thời gian nghỉ kể trên, chính sách mới còn mang lại chế độ như sau: Trong trường hợp lao động nữ gặp tai nạn trong thời gian nghỉ làm để về sinh kinh nguyệt tại cơ quan sẽ được xem là tai nạn lao động và được hưởng quyền lợi theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 45 của Luật an toàn và vệ sinh lao động năm 2015.

Ngoài ra, đối với trường hợp phụ nữ kinh nguyệt nhiều, vô kinh, hiếm kinh hay kinh nguyệt không đều sẽ không được gọi nhập ngũ theo quy định của Khoản 12, Mục II của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Do đó, chị em cần nắm rõ những quy định, điều khoản trong nghị định mới để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.

Quy định pháp luật về ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

Quy định không phải ai cũng biết và câu chuyện khó nói

Quy định đổi mới tích cực là thế, song không ít các chị em phụ nữ lại không biết đến điều này hay một số khác đã biết nhưng lại băn khoăn và lo ngại rằng: Làm sao để được hưởng quyền lợi, chế độ mới? Làm sao để thông báo vấn đề “nhạy cảm” này với cấp trên?

Thực trạng này xuất phát từ vấn đề, nhiều cơ quan nhà nước, công ty tư nhân hay người sử dụng lao động chưa cập nhật hoặc không muốn áp dụng các điều khoản trong nghị định này vào thực tế. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã thực thi quy định mới nhưng lại thiếu “tế nhị” trong việc tạo điều kiện thuận lợi để chị em bớt ngại ngùng khi thông báo với lãnh đạo trong những ngày “đèn đỏ”, đặc biệt khi cấp trên là nam giới.

Quy định pháp luật về ngày “đèn đỏ” chị em cần biết

Tuy nhiên, mỗi quy định được thực thi một cách hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa cả hai bên: Người lao động và người sử dụng lao động. Khi đó, để đảm bảo quyền lợi bản thân, chị em nên cởi mở hơn về chuyện đèn đỏ bởi đó là vấn đề sinh lý hết sức bình thường. Mặt khác, người sử dụng lao động cũng nên hiểu và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, đồng thời có những chính sách thông báo hợp l‎ý và tế nhị để chia sẻ hơn nhân viên nữ trong công ty. Điều này giúp chị em yên tâm hơn về quyền lợi ngày đèn đỏ và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!