Lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em là những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện nay, nhận được sự quan tâm không chỉ của các bậc cha mẹ mà cả cộng đồng. Theo thống kê, cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Ở Việt Nam, trong 5 năm (2011-2015) cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Hãy giúp trẻ ghi nhớ những"Quy tắc đồ lót" sau đây để phòng ngừa vấn nạn này.
Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam
Theo định nghĩa của Tổ chức phi lợi nhuận Childhelp, hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em là việc người nào đó sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng-bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn.
Bên cạnh đó, hành vi khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em cũng được cho là lạm dụng tình dục trẻ em.
Theo số liệu thống kê của Bộ lao động, Thương binh & Xã hội công bố tại hội nghị Quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội năm 2016, mỗi năm ở Việt Nam có đến hơn 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Tức là trung bình mỗi ngày có 3 trẻ bị xâm hại tình dục được báo cáo.
Tuy nhiên, con số này đôi khi còn cao hơn thế. Bởi theo các chuyên gia, có khá nhiều trường hợp cha mẹ có con, em nhút nhát, bị lạm dụng mà không biết bởi các bé vốn quen được bố mẹ âu yếm nên không đề phòng khi được người lạ ôm hôn và bị lạm dụng lúc nào không hay.
Xâm hại tình dục gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
"Quy tắc đồ lót" - biện pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
Hãy áp dụng ngay quy tắc PANTS Rules (tạm dịch: quy tắc đồ lót) do NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh kêu gọi các phụ huynh nên dạy cho con của mình.
P – Privates are private (Riêng tư là riêng tư)
Bạn hãy nói với bé rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ.
Đây đều là vùng cấm kị - không một ai có thể được nhìn hay chạm vào - trừ bố mẹ, bác sĩ...
Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám và điều trị bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con)
"Cơ thể con là thuộc về con"
Hãy nói cho bé biết rằng cơ thể bé là thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói "Không".
Ảnh minh hoạ
N – No means no (Không là không)
Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói "không" với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn)
Hãy thủ thỉ, tâm sự với bé để bé hiểu bí mật nào "tốt" và "xấu".
Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như "đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe.
Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Vì thế, con cần nói ra.
S – Speak up (Lên tiếng)
Từ gây ung thư đến điều trị kinh hoàng: 6 điều ít được biết đến về tình dục bằng miệng
Những điều cần biết khi cắt bao quy đầu
Các bệnh lý thường gặp với bao quy đầu
Có cuộc sống tình dục tuyệt vời hơn với 7 bí quyết khoa học
3 lý do không nên quan hệ tình dục bằng miệng
Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...
Nguồn: Hillcrest
>>> Xem thêm: Mặc đồ lót đúng cách để bảo vệ sức khỏe
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!