“Rặn” là hành động cố gắng làm tăng áp lực ổ bụng nhằm tống xuất chất thải ra ngoài bằng tăng sức cơ vân của thành bụng, cơ ngực, cơ hoành... Tuy nhiên, ít ai biết rằng hành động tưởng chừng như vô hại này lại có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cơ thể con người là một bộ máy mà trong đó các thành phần làm việc nhịp nhàng với nhau, bộ phận này hỗ trợ bộ phận kia theo những chu trình đặt sẵn. Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào hay bất kỳ hoạt động nào chệch ra khỏi sự hài hòa ấy đều có thể dẫn tới những bất lợi về sức khỏe. Điều đó lý giải vì sao khi cơ thể cố gắng "rặn" lại dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến vậy.
"Rặn" gây ra "tưới máu não"
"Rặn" sẽ đẩy vòm hoành lên trên, làm giảm thể tích lồng ngực và tăng áp lực trong lồng ngực. Khi đó, áp lực tĩnh mạch cảnh và áp lực nội sọ cũng tăng lên bất thường gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Tác động xấu tới mạch máu
"Rặn" làm hạn chế máu về tim nên máu sẽ bị ứ lại ở phần thấp và các chi dưới, điều này dẫn đến suy và giãn tĩnh mạch chi dưới, tăng nặng ứ máu búi trĩ, giảm dòng máu qua động mạch đùi tới 65%. Khi các mạch máu không được điều hòa đi khắp cơ thể thì điều tất yếu là các vấn đề tiêu cực về sức khỏe sẽ phát sinh.
Có thể dẫn tới suy tim
Hậu quả của việc cố "rặn" là làm tăng áp lực trong lồng ngực đồng thời làm tăng lượng máu dồn về thất phải, lâu ngày dẫn đến thất phải giãn ra, vách liên thất bị đẩy sang trái làm hạn chế áp lực đổ dồn về thất trái. Đây chính là một trong những lý do khiến tình trạng suy tim trở nên trầm trọng hơn.
Ảnh hưởng tới hệ hô hấp
"Rặn"làm thông khí tưới máu rối loạn khiến quá trình trao đổi khí và oxy hóa máu bị suy yếu gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hệ hô hấp.
Làm giảm chức năng của thận
"Rặn" khiến áp lực lên nhu mô thận tăng cao, giảm tưới máu thận để hoạt hóa hệ renin-angiotensin, tình trạng này diễn biến lâu sẽ gây tăng huyết áp và giảm chức năng của thận.
Hạn chế chức năng tiêu hóa
"Rặn" làm quá trình tưới máu ruột giảm, gây ra hiện tượng rối loạn hấp thu. Khi "rặn" quá mức sẽ gây tăng áp lực cho ổ bụng, đẩy các tạng xuống dưới thấp theo trọng lực, tạng dễ di chuyển và gây xoắn vặn, dẫn đến thoát vị tạng, sa trực tràng...
Vì vậy, đừng cố "rặn" khi đi vệ sinh hay hoạt động mạnh để đảm bảo cho bộ máy cơ thể hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Bữa sáng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
Giải pháp an toàn cho sức khỏe trong mùa bóng EURO 2016
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!