Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

Nữ - 12/23/2024

Liệu bạn có đang bị rối loạn kinh nguyệt không? Thật ra không phải ai cũng nhận ra tình trạng “rối loạn” của mình. Nhiều người có lẻ vẫn cho rằng việc đau nhức cơ thể, rong kinh, suy nhược thường xuyên chỉ là do... cơ địa của mỗi người.

Liệu bạn có đang bị rối loạn kinh nguyệt không? Thật ra không phải ai cũng nhận ra tình trạng “rối loạn” của mình. Nhiều người có lẻ vẫn cho rằng việc đau nhức cơ thể, rong kinh, suy nhược thường xuyên chỉ là do... cơ địa của mỗi người.

Tuy nhiên, những dấu hiệu rối loạn, rất có thể là tiếng chuông cảnh báo cho những mầm bệnh đang tích tụ chờ ngày bùng phát. Vì sức khoẻ quan trọng, hãy chắc rằng bạn hiểu biết về chứng rối loạn kinh nguyệt, xem xét tình trạng kinh nguyệt của bản thân và có phương pháp điều trị để bệnh trạng một cách hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây, và cùng nhau chia sẻ thật nhiều kinh nghiệm hữu ích đến bạn bè và người thân của mình nhé!

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt, đó là chỉ những triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh và lượng máu kinh. Phụ nữ không phải ai cũng có được kinh nguyệt đều đặn, rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng rất thường gặp với cánh chị em, đặc biệt là những bạn gái tuổi dậy thì. Mặc dù là hiện tượng phổ biến đối với nữ giới trong mọi lứa tuổi, nhưng nó có thể là những bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm.Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

2. Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

- Kinh nguyệt bị chậm: Kinh nguyệt quá 7 ngày mới có là biểu hiện của hiện tượng chậm kinh. Nếu tình trạng này lặp lại trong nhiều chu kỳ thì bạn nên đi khám.

- Kinh nguyệt đến sớm:Chu kỳ gần đây của bạn lại đến sớm hơn, đây là dấu hiệu khá bất thường. Nếu sớm hơn 7 ngày hay 1 tháng có 2 lần kinh nguyệt thì như vậy gọi là kinh nguyệt sớm.

- Máu kinh quá nhiều hoặc quá ít: Bình thường lượng máu kinh rơi vào khoảng 40-80ml/chu kỳ. Tuy nhiên nếu bạn đang bị máu kinh ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh sau 1 giờ và phải thay chúng liên tục thì có thể xét vào biểu hiện của chứng rong kinh. Ngược lại lượng máu kinh ít, chỉ bám chút ở băng vệ sinh hang ngày, lượng máu ít hơn 20ml/chu kỳ thì là kinh nguyệt ít. Sự bất thường về lượng máu kinh có thể do nhữngtổn thương ở tử cung hay rối loạn nội tiết trong cơ thể.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

- Mất kinh: Mất kinh có thể là thứ phát và nguyên phát, những trường hợp mất kinh nguyên phátlà từ khi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành cũngkhông hề có kinh. Mất kinh thứ phát có thể là vấn đề từ rối loạn nội tiết cho đến những tác động từ thủ thuật phụ khoa, những viêm nhiễm hay tác dụng phụ từ thuốc tránh thai...

- Màu sắc kinh nguyệt lạ thường: Bình thường kinh nguyệt màu đỏ thẫm, hơi nhày và có mùi tanh. Nhưng nếu máu kinh chuyển màu đen hay đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt thì chị em cần quan sát theo dõi, vì đây là dấu hiệu của chứng khí hư bất thường.

3. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng kinh nguyệt thất thường xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân, hay không phải lúc nào cũng do một nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp:

- Mất cân bằng nội tiết tố:Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.

- Tăng hoặc giảm cân: Những biến động về cân nặng của phụ nữ, làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh.

- Rối loạn ăn uống:Một số rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn, và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

- Tập thể dục quá nhiều:Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều.

- Rối loạn tuyến giáp:Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta, và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Tuổi dậy thì: Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể, phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.

- Căng thẳng: Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thậnsẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

4. Những ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt

- Phụ nữ có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như rong kinh (tình trạng ra máu quá 7 ngày và lượng máu vượt quá mức độ bình thường là 40 – 60 ml, máu có tình trạng vón cục, màu sắc bất thường), dẫn đến thiếu máu, xuất hiện hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

- Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,...

- Kinh nguyệt không đều còn có thể dẫn đến vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

5. Điều trị kinh nguyệt không đều

- Có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ chất cần thiết cho cơ thể để cân bằng nội tiết tố.

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh mệt mỏi.

- Giữ cơ thể luôn thoải mái, tránh áp lực căng thẳng, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, đặc biệt trong giai đoạn “đèn đỏ” để tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

- Trường hợp kinh nguyệt rối loạn do bệnh lý, chị em cần điều trị theo đúng bệnh, đúng phương pháp.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”

Trên đây là những thông tin rất bổ ích giúp bạn đọc tìm hiểu việc rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những lời khuyên xác thực.

>>>Xem thêm: Cách điều trị kinh nguyệt không đều

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!