Rợn người về yến sào
VTV đăng tải thông tin, sau khi ngâm đường, những sợi yến vụn sẽ tăng ít nhất 25 % trọng lượng. Khủng khiếp hơn, khi tẩm đường vào yến, các loại dung dịch công nghiệp chuyên dùng để tẩy uế bồn cầu như nước oxy già hay nước Javen, được sử dụng khá nhiều.
Để thỏa mãn lòng tham, tư thương tiếp tục qua mặt người tiêu dùng bằng nhiều cách hô biến yến trắng thành yến huyết - loại yến được bán với giá hàng trăm triệu đồng.
Thịt gà chảy nước 25.000 đồng khắp chợ Hà Nội
Một loại thịt gà có giá siêu rẻ đang được bày bán la liệt tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, HN) và được rất nhiều sinh viên, dân lao động mua về ăn. Giá mua lẻ là 30.000 đồng/kg, mua từ 5 kg trở lên giá giảm còn 25.000 đồng/kg.
Đây là thịt gà công nghiệp, không cánh, không chân. Bằng mắt thường, ai cũng thấy thịt gà có màu khá nhợt nhạt. Nhiều miếng thịt gà còn chảy nước, ruồi bâu đầy.
Bim bim bẩn theo công nghệ Trung Quốc
Ngày 24/6, lực lượng chức năng TP. Hà Nội kiểm tra một cơ sở sản xuất bim bim trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, phát hiện 270 kg phụ gia dùng cho việc sản xuất bim bim do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, thành phẩm có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 4/9/2013, cơ sở sản xuất bim bim Tasty tại điểm công nghiệp Cầu Gáo, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cũng bị phát hiện sử dụng nhiều loại phụ gia nhãn mác Trung Quốc như: Bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm định chất lượng.
Chiêu bán cua 1 kg còn 400 g
Tại các tuyến đường ở TP.HCM vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Trong khi giá cua loại 2 hiện bán tại các chợ 220.000 - 250.000 đồng/kg thì ở những điểm này, cua Cà Mau chỉ được bán với giá 75.000 - 120.000 đồng.
Những con cua được buộc nhiều lớp dây vải chằng chịt để tăng trọng lượng
Bằng cách cân thiếu, buộc càng bằng dây vải dày, nhiều điểm bán cua đã 'hô biến' cua từ 1 kg về chỉ còn 400 g.
Nắng nóng, giao đá lạnh, róc mía thu tiền triệu mỗi ngày
Vào những ngày Hà Nội nắng nóng lên tới 40oC, những người chở đá viên, bình nước cho các công ty, văn phòng và đại lý nhỏ có thể kiếm từ 500.000 đến 1 triệu/ngày. Những ngày này, nhu cầu đặt hàng cơm hộp nhiều gấp 3 lần so với bình thường; cánh lái xe taxi cũng được dịp bộn thu.
Cũng trong dịp này, các quán cà phê máy lạnh luôn chật kín khách từ sáng đến tận tối muộn. Còn trên các tuyến phố, khắp nơi quán nước mía đá, trà đá mọc lên như nấm. Trừ chi phí, các tiểu thương bán hàng nước có thể đút túi tiền triệu mỗi ngày.
Hàng quán thi nhau chặt chém
Cư dân mạng bức xúc với hóa đơn tính tiền của một nhà hàng hải sản ở Hải Phòng. Theo đó, tôm sú giá 1,4 triệu đồng/kg, tu hài giá 850.000 đồng/kg, nước ngọt giá 30.000 đồng/lon...
Trong khi đó, một số du khách bức xúc về việc họ không ăn cơm nhưng trong hóa đơn thanh toán, một nhà hàng ở thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa vẫn 'chặt chém' thêm 2 bát cơm, với giá 60.000 đồng.
Phiếu thanh toán gây xôn xao với phần phụ thu máy lạnh 20.000 đồng
Một hóa đơn thanh toán của quán cà phê được cho là ở Sài Gòn vừa qua cũng khiến nhiều người xôn xao. Theo hóa đơn thanh toán, trong vòng 30 phút ngồi ở quán và dùng một ly nước chanh có giá 23.000 đồng, vị khách này còn phải trả thêm 20.000 đồng phí phụ thu máy lạnh.
Thương lái Trung Quốc ngừng mua, vải thiều rớt giá
Còn gần nửa tháng nữa mới hết mùa vải nhưng hầu hết các điểm cân vải của thương lái Trung Quốc tại Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đóng cửa, thương lái TQ đồng loạt rút hết về nước khiến vải thiều rớt giá thê thảm, chín rụng đầy vườn do không có người mua.
Trước tình hình nông dân VN liên tục bị thương lái Trung Quốc ép giá, mua nông sản với giá rẻ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vẫn khẳng định nên tiếp tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
Ăn theo độ nóng của bộ phim truyền hình Ấn Độ, nhiều điểm kinh doanh đã nhanh chóng in hình ảnh dàn diễn viên chính lên quần áo, dép, cốc, quạt... thu hút khá đông người mua.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!