Rước họa vào thân vì chế biến thực phẩm theo cách này

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Rất nhiều người thích đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn. Tuy nhiên...

Thói quen nấu nướng sai cách không chỉ làm mất hết chất dinh dưỡng mà còn gây ra những tác hại không hề nhỏ cho sức khỏe. Đây là 9 sai lầm mà bất kỳ ai cũng nên tránh.

Cắt thái rau củ quá nhỏ, sử dụng chất có tính kiềm để làm thịt muối, cho muối vào ngay khi vừa nấu thức ăn, đợi dầu ăn sôi kỹ mới cho hành vào phi… là những thói quen nấu nướng gây hại cho sức khỏe của không ít bà nội trợ.

1. Trái cây và rau củ đều gọt vỏ bên ngoài

Rất nhiều người lo sợ dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn sót lại bên ngoài rau củ nên trước khi nấu ăn thường gọt sạch vỏ bên ngoài, ví dụ như cà tím, quả bầu, củ cải…

Trên thực tế, vỏ ngoài của rau củ có hàm lượng chất xơ, vitamin, chất diệp lục, khoáng chất… rất phong phú, chúng ta bỏ những phần vỏ này đi vô tình đã loại bỏ đi rất nhiều các chất dinh dưỡng.

Để giảm dư lượng thuốc trừ sâu, tốt nhất nên rửa rau củ dưới vòi nước sạch, ngoài ra cũng có thể dùng bàn chải nhỏ để chà phần vỏ ngoài rau củ, khi bạn cảm thấy sạch rồi lại rửa sạch với nước từ 15 – 20 giây, như vậy bạn có thể yên tâm ăn.

Ngâm rau củ trong nước sạch cũng có thể loại trừ thuốc trừ sâu, nhưng không nên ngâm quá lâu, khoảng 10 phút là được.

Sai lầm thường mắc trong ăn uống khiến sức khỏe gặp họa (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

2. Cắt, thái rau trước sau đó mới rửa

Không ít người vì tiện tay thường đem rau thái ra trước sau đó mới rửa. Một số người thái khoai tây, cà tím ra sau đó liền ngâm vào trong nước, làm như vậy để không bị biến màu, tuy nhiên hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi.

Hơn nữa, rau củ thái xong mới rửa, dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt vỏ càng dễ thâm nhập vào bên trong.

Vì thế, bạn nên cần làm là rửa sạch rau củ, sau đó để rau củ thật khô rồi mới thái. Ngoài ra, cũng không nên tận dụng nước vo gạo để rửa lại, có thể làm mất đi một lượng lớn chất vitamin B có trong đó.

Rước họa vào thân vì chế biến thực phẩm theo cách này

Rau củ cắt, thái xong mới rửa sẽ làm trôi đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng

3. Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao để chiên nấu

Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi cho hành, gừng vào phi thơm sau đó mới cho thực phẩm vào xào.

Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, các vitamin E, phospholipid, acid béo không bão hòa có trong dầu ăn rất dễ bị oxy hóa, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng bị tổn hại.

Ngoài ra, khi xào rau, nếu để nhiệt độ nhỏ, thời gian xào lâu, một lượng lớn chất dinh dưỡng có trong rau nhau như vitamin C, anthocyannis, chất diệp lục cũng bị mất đi.

Vì thế khi xào rau bạn nên chú ý, đừng để dầu ăn nóng tới mức bốc khói rồi mới cho rau vào, khi cho rau vào nên bật lửa to để rau chín nhanh hơn nhằm giảm thiểu chất dinh dưỡng bị tiêu tan.

Không ít người có thói quen lúc xào rau thường cho muối vào sớm, điều này không chỉ khiến cho rau xào bị ra nhiều nước, lượng lớn chất dinh dưỡng bị mất đi, mà còn khiến cho món rau bị mềm nhũn không ngon.

Nấu các món thịt nếu cho muối quá sớm làm cho chất protein sớm bị đông tụ, không chỉ khó tiêu hóa mà còn mất đi mùi vị đặc trưng của món ăn. Vì thế khi đun nấu thức ăn, đợi cho thực phẩm chín được 7, 8 phần rồi mới cho muối vào.

4. Cắt, thái rau củ quá nhỏ

Từ góc độ dinh dưỡng mà nói, các món rau không nên thái quá nhỏ. Bởi vì thái càng nhỏ, bề mặt tiếp xúc với không khí và lòng nồi càng lớn, các chất dinh dưỡng sẽ càng mất đi nhiều hơn.

Như thế đối với các loại nước ép rau củ, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng không được bảo toàn nguyên vẹn.

Hơn nữa, một số người cũng có thói quen, thái cắt trước rau củ rồi để trước thời điểm nấu tương đối lâu, việc làm này khiến cho một số vitamin dễ bị oxy hóa, như vitamin C, B, E sẽ bị mất đi.

Vì thế, đối với rau củ tốt nhất nên để lúc nấu mới làm, và ăn ngay sau khi nấu.

Rước họa vào thân vì chế biến thực phẩm theo cách này

Cắt, thái rau củ quá nhỏ cũng là thói quen sai lầm của rất nhiều người (Ảnh minh họa)

5. Thời gian đun nấu lâu

Có một số loại rau bạn cần phải cắt, thái ra sau đó dùng nước luộc qua, làm như vậy có thể loại trừ được axit oxalic thậm chí là cả thuốc trừ sâu.

Nhưng nếu như nước dùng để luộc quá ít, lửa lại nhỏ, thời gian luộc vì thế mà phải kéo dài làm cho giá trị dinh dưỡng trong rau củ cũng bị mất đi.

Đối với trường hợp này, trong quá trình luộc rau trong nồi nên đổ nhiều nước, bật lửa to hết cỡ nhằm rút ngắn thời gian luộc lại.

Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt dầu ăn vào trong nước, có thể bảo vệ chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và ngăn chặn quá trình oxy hóa.

7. Sử dụng chất có tính kiềm để làm thịt muối

Không ít người có thói quen sử dụng baking soda hoặc các chất có tính kiềm để muối thịt với mục đích làm cho thịt nhanh mềm.

Nhưng loại chất có tính kiềm này sẽ khiến cho chất protein bị biến đổi khi vào cơ thể sẽ khó hấp thu.

Chất béo gặp kiềm sẽ xảy ra phản ứng xà phòng hóa, không những bị mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn sinh ra độc tính, hơn nữa hàm lượng vitamin B có trong thịt cũng biến mất hoàn toàn.

Khi làm thịt muối tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng các nguyên liệu như muối, hồ tiêu, rượu trắng, lòng trắng trứng gà, bột mỳ để bóp thịt, sau đó cho lên bếp lăn qua dầu cho tới khi chín.

Với cách làm như thế này vừa có thể bảo đảm được giá trị dinh dưỡng và mùi vị thịt muối cũng rất thơm ngon.

8. Ướp thực phẩm bằng dầu ăn trước khi mang ra xào

Rất nhiều người thích đem thực phẩm ướp qua dầu ăn sau đó mới xào, làm như vậy mùi vị, màu sắc của món ăn trông sẽ ngon hơn.

Tuy nhiên phương pháp nấu ăn này không chỉ gây tổn hại đến hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, thịt được tẩm ướp qua dầu ăn rất khó tiêu hóa hơn nữa còn làm tăng thêm hàm lượng chất béo có trong thực ăn.

Vì thế khi nấu ăn bạn nên bỏ qua bước này, tốt nhất nên lựa chọn các món luộc, salat, hấp.

Rước họa vào thân vì chế biến thực phẩm theo cách này

Ướp thịt bằng dầu ăn không được khuyến khích

9. Cho giấm vào rau xanh

Nhiều bà nội trợ khi xào rau củ thường cho thêm một chút giấm để tăng thêm hương vị của món ăn.

Nhưng đối với các loại rau có màu xanh khi xào mà cho thêm nhiều giấm, màu xanh của rau sẽ biến thành màu vàng nâu, đối với các loại củ như khoai tây, ngó sen… thì lại không xảy ra hiện tượng này.

Điều này là do trong các loại rau xanh có chứa hàm lượng lớn các chất diệp lục và magiê, sau khi thêm giấm chất hydrogen có trong axit axetic sẽ lập tức thay thế thành phần magie có trong chất diệp lục, hàm lượng dinh dưỡng vì thế mà mất đi.

Lời khuyên dành cho bạn là khi đun nấu những loại rau màu xanh không nên cho quá nhiều giấm, tốt hơn nữa là không nên cho giấm.

Ảnh minh họa: Internet

>> Xem thêm: 19 sai lầm nghiêm trọng khi chế biến thức ăn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!