Sai lầm cha mẹ thường mắc khi phạt con

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Cha mẹ cần suy nghĩ thật kỹ trước khi phạt con để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Khi con mắc lỗi, cha mẹ thường dùng nhiều biện pháp để phạt con như la hét, đe doạ, đánh vào mông... với hy vọng trẻ sẽ phân biệt được đúng, sai. Và chính những hành động này đã gây tác động sâu sắc đến tâm lý của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần suy nghĩ thật kỹ trước khi phạt con để tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

Dùng đòn roi

Đánh đòn đôi khi là phương pháp hữu ích để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết đâu là điểm dừng. Sử dụng lời nói một cách khéo léo có thể giúp con bạn nhận ra lỗi lầm. Việc dùng đòn roi là một cách phạt con vô ích và có thể cô lập con bạn. Bạo lực lặp lại nhiều lần sẽ gây chấn thương lên cơ thể, tác động tâm lý, dẫn đến kết quả học tập kém, sa sút trí tuệ, trầm cảm… Lâu dần trẻ trở nên bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống.

Sai lầm cha mẹ thường mắc khi phạt con

Cha mẹ cần biết đâu là điểm dừng khi sử dụng đòn roi với trẻ (Ảnh minh họa: Internet)

Hãy thử làm theo cách sau đây: Bước đến gần trẻ, hít một hơi thật sâu, sau đó trao đổi với trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng nhưng cứng rắn, giải thích cho trẻ hiểu tại sau hành vi của chúng là không thể chấp nhận và biện pháp giải quyết. Trong khi trò chuyện, phụ huynh cần tránh để cảm xúc giận giữ làm mất kiểm soát.

Nếu phương án trên thất bại, bạn sử dụng biện pháp giảm bớt một số đặc quyền của trẻ như: giảm thời gian sử dụng laptop, Ipad. Cần tránh thái độ giận dữ khi thực hiện việc này. Nếu vẫn không thành công thì một cái tát có lẽ là điều cần thiết. Tuy nhiên, không nên sử dụng roi hay những vật dụng khác để đánh trẻ, vì nó sẽ gây các hành động tiêu cực cho trẻ khi lớn lên. Sử dụng một cái tát ở mức độ vừa phải, không quá mạnh và hãy luôn nhớ: Biện pháp phạt con này phải luôn đi kèm với một cái ôm và lời nói tình cảm sau khi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình.

La hét

La hét xảy ra thường xuyên với hầu hết các bà mẹ. Nhưng nó hoàn toàn không có tác dụng răn dạy với những đứa trẻ. La hét chỉ cho thấy phụ huynh không kiểm soát được hành vi của con mình.

Thay vì giận giữ, bạn hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện cùng con. 'Tại sao con làm điều đó? Nó có thể làm tổn thương con. Con có muốn chơi với các khối lego hoặc vẽ một bức tranh?'. Hỏi bất cứ điều gì để giúp trẻ chuyển hướng tâm lý sang một chủ đề khác ngăn ngừa những hành vi bất thường của trẻ.

Nhốt trẻ trong một căn phòng tối

Cô lập trẻ có vẻ như là một cách phạt con đơn giản mà không làm tổn thương về thể chất. Nhưng nó xoá nhoà sợ dây tình cảm giữa mẹ và con. Cô lập truyền một thông điệp tiêu cực như: 'Mẹ không cần con nữa!'.

Liên tục trừng phạt trẻ bằng cách cô lập chúng trong phòng tối hoặc nhà tắm có thể dẫn đến khuynh hướng tự tử hoặc gây ra sợ hãi, khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.

Nếu bạn vẫn muốn sử dụng biện pháp này, yêu cầu trẻ ở lại trong một góc nhà nhưng phải theo dõi và tha thứ sau khi cảm thấy trẻ đã nhận đủ sự cảnh cáo. Trẻ sẽ còn ấm ức trong một hoặc hai ngày. Đây là loại hình phạt sẽ không có kết quả ngay lập tức, nhưng sẽ để lại một tác động lâu dài.

Sai lầm cha mẹ thường mắc khi phạt con

Cô lập trẻ có vẻ như là một cách phạt con đơn giản mà không làm tổn thương về thể chất (Ảnh minh họa: Internet)

Đe dọa

Khi trẻ không ngoan, phụ huynh thường đe dọa trẻ như: cho vào trường nội trú hay bỏ mặc trẻ cùng ăn mày. Tuy nhiên, trẻ con thật sự không hiểu lý do của những lời đe doạ này, chúng không hiểu tại sao cha mẹ lại vô tình và tàn nhẫn với chúng. Lời đe dọa gây tác động tiêu cực lên sợi dây liên kết gia đình, làm mất đi sự tin tưởng của trẻ với cha mẹ.

Thay vì đe dọa, bạn hãy cho trẻ biết lý do tại sao hành động của trẻ là không thể chấp nhận được trong môi trường gia đình.

So sánh với trẻ khác

Một trong những sai lầm phổ biến là các bà mẹ thường lấy con hàng xóm so sánh với con mình. Điều này vô tình khiến trẻ mang cảm giác bị phản bội yêu thương và niềm tin. Cha mẹ nghĩ rằng so sánh sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh để trẻ hoàn thiện mình. Nhưng sự thật, so sánh chỉ gây ra nỗi đau, cảm giác bị xúc phạm,  mất lòng tự trọng khiến trẻ thêm tự ti với khuyết điểm của mình.

Phụ huynh cần chỉ ra những khiếm khuyết của con và động viên chúng khắc phục. Điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn và sớm có đạt được những  kết quả tốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!