Sai lầm của các mẹ Việt khiến con kém thông minh ngay từ khi mới sinh

Kiến Thức Y Học - 01/18/2025

Ông Lawrence Lee - đại diện Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng của con người (IAHP Singapore) đã chỉ ra những sai lầm phổ biến của cha mẹ nói chung và cha mẹ Việt nói riêng khiến trẻ mất đi điều kiện để phát huy hết tiềm năng não bộ của mình.

Ông Lawrence Lee - đại diện Viện Nghiên cứu phát triển tiềm năng của con người (IAHP Singapore) đã chỉ ra những sai lầm phổ biến của cha mẹ nói chung và cha mẹ Việt nói riêng khiến trẻ mất đi điều kiện để phát huy hết tiềm năng não bộ của mình.

Bé kém thông minh do mẹ thừa cân

Lối sống thay đổi, chế độ sinh hoạt, ăn uống mất cân bằng khiến mẹ bầu tăng cân quá nhiều, thậm chí béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ của thai nhi.

Cân nặng lớn tác động đến quá trình vận động của phụ nữ mang thai, làm quá trình trao đổi chất giảm, không giải phóng được năng lượng. Việc suy giảm trao đổi chất giữa mẹ và bé khiến thai nhi kém phát triển, đặc biệt là trí não.

Sai lầm của các mẹ Việt khiến con kém thông minh ngay từ khi mới sinh

Mẹ bầu không kiểm soát cân nặng khi mang thai sẽ khiến trẻ kém thông minh sau này.

Luôn dỗ “con đừng khóc” và tìm mọi cách để đứa trẻ thôi không khóc

Một phản xạ thông thường của tất cả cha mẹ khi thấy con khóc, đó là ngay lập tức dỗ con, nói với con “đừng khóc nữa” và làm mọi cách để đứa trẻ thôi khóc. Tuy nhiên chúng ta không biết rằng, trẻ sơ sinh khóc cũng có nghĩa là đang nói. Việc bảo con “đừng khóc”, có khác nào bảo con “đừng nói”?

“Tôi đã từng biết rất nhiều cha mẹ, họ thấy con mình 9 tháng chưa nói họ bảo bình thường, 1 tuổi chưa nói họ bảo một ngày nào đó con sẽ nói thôi...nhưng rối cuối cùng, đến 2 tuổi, 3 tuổi con họ vẫn chưa nói. Và họ tìm đến tôi để thắc mắc”. Việc cấm con khóc khi nhỏ, cũng là một phần lý do khiến trẻ chậm nói khi lớn.

Quấn chặt con khi con mới lọt lòng

Khi mới sinh ra, hầu như tất cả mẹ Việt đều có thói quen quấn trẻ thật chặt trong những chiếc khăn xô to, bó buộc con nằm ngửa một chỗ vì nghĩ rằng như vậy an toàn cho trẻ. Lớn hơn một chút, ở giai đoạn 6 tháng, lúc trẻ đang tò mò và khao khát được đi, cha mẹ lại để con con xe đẩy mà đẩy.

“Chúng ta không thích bị cuốn chặt, không thích phải ngồi “xe lăn”, vậy cớ sao lại cuốn chặt con, lại cho con ngồi trên xe đẩy”, ông Lawrence Lee đặt câu hỏi. Theo ông, trẻ nhỏ ngay từ khi sinh ra đã biết bò, đã muốn đi. Vậy nhưng cha mẹ lại không tạo điều kiện cho con được phát huy khả năng đó của mình.

“Nếu cha mẹ đừng quấn con thật chặt rồi để con nằm ngửa mà để thả lỏng người, cho bé sơ sinh được nằm sấp, cha mẹ sẽ thấy tay chân con vận động vô cùng linh hoạt, con sẽ nhanh biết lẫy, biết bò hơn rất nhiều.

Sai lầm của các mẹ Việt khiến con kém thông minh ngay từ khi mới sinh

“Nếu cha mẹ đừng quấn con thật chặt rồi để con nằm ngửa mà để thả lỏng người, cho bé sơ sinh được nằm sấp, cha mẹ sẽ thấy tay chân con vận động vô cùng linh hoạt, con sẽ nhanh biết lẫy, biết bò hơn rất nhiều.

Trẻ sơ sinh rất thích được di chuyển, được vận động. Một ví dụ đơn giản: khi trẻ khóc, chúng ta ngay lập tức đến bế con lên, đứa trẻ vẫn khóc. Vậy nhưng chỉ cần chúng ta vừa bế con vừa di chuyển, trẻ sẽ ngay lập tức nín lại. Lý do vì sao?

Vì khi đã biết nhìn, đứa trẻ sẽ muốn được di chuyển, được khám phá. Tiếng khóc của con, trong nhiều trường hợp, chính là vì muốn nói với cha mẹ rằng con thích được vận động, được di chuyển chứ không phải là nằm ngửa một chỗ”.

Trẻ bị chậm nói

Khi mang thai nếu tâm trạng thường xuyên buồn bực, chán nản, người mẹ có xu hướng không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, thai nhi kém phát triển và chậm nói. Người ta thống kê có đến 15% trẻ nhỏ chậm nói có nguyên nhân xuất phát do mẹ gặp rắc rối về tâm lý trong thai kỳ.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói

Theo Phụ nữ Today

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!