Sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý những gì?

Xét Nghiệm - 04/19/2024

Đối với một số người bị ung thư dạ dày, việc điều trị có thể bao gồm cắt bỏ hoặc phá hủy khối u ung thư. Hoàn thành quá trình điều trị khiến bệnh nhân có cảm giác vừa căng thẳng vừa hồi hộp. Người bệnh có thể yên tâm kết thúc điều trị nhưng đôi khi lo sợ ung thư tái phát. Đây là mối quan tâm phổ biến ở những người mắc bệnh ung thư. Vậy sau khi trải qua quá trình điều trị ung dạ dày cần chú ý những gì? Người bệnh và người nhà bệnh nhân hãy nắm rõ thông tin qua bài viết dưới đây.

Đối với một số người bị ung thư dạ dày, việc điều trị có thể bao gồm cắt bỏ hoặc phá hủy khối u ung thư. Hoàn thành quá trình điều trị khiến bệnh nhân có cảm giác vừa căng thẳng vừa hồi hộp. Người bệnh có thể yên tâm kết thúc điều trị nhưng đôi khi lo sợ ung thư tái phát. Đây là mối quan tâm phổ biến ở những người mắc bệnh ung thư. Vậy sau khi trải qua quá trình điều trị ung dạ dày cần chú ý những gì? Người bệnh và người nhà bệnh nhân hãy nắm rõ thông tin qua bài viết dưới đây.

Sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý những gì?

1. Chăm sóc theo dõi

Sau khi hoàn tất điều trị ung thư dạ dày, các bác sĩ vẫn muốn theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tất cả các cuộc hẹn theo dõi đều rất quan trọng. Trong các cuộc hẹn này, các bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về vấn đề người bệnh đang gặp phải. Sau đó khám, xét nghiệm hoặc xét nghiệm hình ảnh để tìm ra những dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc tác dụng phụ sau khi điều trị.

Điều trị ung thư dạ dàythường gây ra một số tác dụng phụ. Một số chỉ kéo dài vài tuần đến vài tháng, nhưng những tác dụng phụ khác có thể theo người bệnh suốt đời. Đây là thời điểm bệnh nhân nên nói chuyện với chuyên gia y tế về những thay đổi hoặc vấn đề mình nhận thấy cũng như các câu hỏi quan tâm về sức khỏe của bản thân.

Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân theo dõi sức khỏe cẩn thận, khám thể chất và xem xét các triệu chứng 3-6 tháng/lần trong những năm đầu tiên, sau đó ít nhất 1 năm/lần. Đồng thời cũng nên làm các xét nghiệm. Bệnh nhân không cần chụp cắt lớp thường xuyên mỗi lần đến khám, nhưng nên chụp nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ.

Sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý những gì?

Nếu đã từng phẫu thuật, các chuyên gia y tế sẽ khuyên người bệnh nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để họ tư vấn về việc điều chỉnh thay đổi thói quen ăn uống.

Những người đã từng phẫu thuật, đặc biệt là nếu đã cắt bỏ phần trên của dạ dày (cắt dạ dày bán phần hoặc toàn phần), cần phải thường xuyên kiểm tra lượng vitamin trong máu và cần dùng chế phẩm bổ sung vitamin, bao gồm tiêm vitamin B12 (Vitamin B12 dạng viên không hấp thu được nếu đã cắt bỏ phần trên của dạ dày).

Điều quan trọng là phải bảo đảm sức khỏe trong thời gian này. Mặc dù chi phí xét nghiệm và tái khám có thể tốn kém và không ai muốn căn bệnh ung thư tái phát nhưng điều này có thể xảy ra.

2. Những lưu ý sau điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

Nhai kỹ, nuốt chậm

Sau khi phẫu thuật dạ dày, chức năng nghiền nát thức ăn của dạ dày sẽ không còn toàn vẹn vì vậy hàm nhai phải gánh vác chức năng rất quan trọng. Khi người bệnh ăn những thực phẩm thô, không dễ tiêu hóa nên nhai kỹ, nuốt chậm.

Khi cho thức ăn vào miệng người bệnh nên nằm ngửa hoặc sau khi ăn nằm nghiêng để kéo dài thời gian thức ăn ở trong bụng, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn.

Hạn chế ăn canh, nếu ăn canh hoặc uống đồ uống nên chú ý tách riêng nước lỏng và đồ khô. Nên ăn canh trước 30 phút hoặc sau bữa cơm để thức ăn tránh bị đào thải nhanh, từ đó ảnh hưởng đến hấp thụ.

Bổ sung chất dinh dưỡng có chọn lọc

Sau khi phẫu thuật dạ dày, lượng carbohydrate, chất béo và protein trong phân sẽ tăng lên. Điều này là do hậu môn tổn thương và mất dây thần kinh, khiến thực phẩm chưa được hấp thu hết đã bị đào thải. Nguyên nhân là do tuyến tụy và chức năng thần kinh đường mật không còn duy trì được chức năng ban đầu.

Sau khi phẫu thuật phải bổ sung thực phẩm có lượng protein và nhiệt lượng cao, lựa chọn thực phẩm có đẩy đủ acid amin và dễ tiêu hóa.

Đối với người bị nặng, có thể áp dụng tăng số lần ăn lên, giảm vớt lượng mỗi bữa, tránh ăn thực phẩm nhiều tinh bột – đường, sau khi ăn 30 phút mới uống nước, giữa hai bữa ăn nên tăng thêm bữa ăn phụ...

Sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý những gì?

Bổ sung chất sắt

Sau khi phẫu thuật thường thiếu máu do thiếu sắt gây ra. Chất sắt trong thực phẩm chủ yếu là Fe3, Fe3 phải có tác dụng tương tác của acid dạ dày chuyển hóa thành Fe2 mới có thể hấp thụ được. Phẫu thuật xong một mặt do acid dạ dày bài tiết ít nên tạo ra Fe2 ít. Mặt khác, Fe2 hấp thụ phải được tiến hành ở tá tràng và khoang ruột, cắt bỏ dạ dày xong chất Billroth II tái thiết lại làm cho việc nghiền nát thức ăn vượt quá cả sự hấp thụ sắt, làm cho sắt hấp thụ ít đi. Do đó, cần phải tăng các thực phẩm có hàm lượng cao cho cơ thể.

Bổ sung thêm canxi

Sau khi cắt bỏ dạ dày, một số trường hợp người bệnh bị mềm xương. Nguyên nhân của bệnh mềm xương này hiện tại chưa rõ, có thể có liên quan đến sau khi phẫu thuật mất quá nhiều canxi và ăn uống dung nạp không đủ chất canxi.

Ngoài ra, sau khi cắt bỏ dạ dày thường kèm theo thiếu vitamin D, từ đó ảnh hưởng canxi hấp thụ, người bệnh nên chú ý bổ sung các loại vitamin trong bữa ăn hằng ngày.

Sàng lọc ung thư dạ dày ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Xander đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Xander là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Xander, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Xander giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Xander còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm "Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi” Xander đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.

Hiện Xander cung cấp Gói sàng lọc ung thư dạ dày gồm 3 xét nghiệm nhỏ:

- Xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ.

- Xét nghiệm CA 19-9

Xét nghiệm CA 19-9 giúp xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng..

- Xét nghiệm CA 72-4

Xét nghiệm CA 72-4 giúp phát hiện dấu ấn ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...

Sau điều trị ung thư dạ dày cần chú ý những gì?

Chi phí gói xét nghiệm

  • Giá Gói sàng lọc ung thư dạ dày của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 588 000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899190199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Lưu ý: Các thông tin về gói xét nghiệm của Xander trên đây được cập nhật ngày 02/11/2017.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!